Đơn xin tổ chức sự kiện là văn bản gửi tới cơ quan có thẩm quyền cấp phép tổ chức. Đây là một phần quan trọng trong quy trình chuẩn bị và triển khai chương trình sự kiện. Giúp đảm bảo mọi hoạt động diễn ra hợp pháp và an toàn cho người tham dự. Bài viết dưới đây, VietPower chia sẻ đến bạn mẫu đơn xin tổ chức sự kiện đầy đủ nhất.
Xem ngay: Tổ chức sự kiện gồm những công việc gì?
Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0867.12.8688
Mục lục
Hướng dẫn soạn đơn xin tổ chức sự kiện
1. Phần mở đầu
Việc soạn đơn tổ chức sự kiện là một quy trình quan trọng trong công tác tổ chức sự kiện. Phần mở đầu của đơn xin tổ chức sự kiện cần nêu rõ lý do và mục đích viết công văn này. Đây là bước cơ bản để trình bày ý đồ và mong muốn của tổ chức sự kiện:
- Văn bản hướng dẫn là loại văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cấp dưới. Đây là công cụ quan trọng để truyền đạt thông tin chi tiết và rõ ràng về các hoạt động cần thực hiện.
- Văn bản đôn đốc được sử dụng để đôn đốc cấp dưới. Nhấn mạnh tầm quan trọng và cần thiết của việc thực hiện đúng các chỉ đạo. Ngoài ra, công văn này cũng cung cấp thông tin về các sai sót cần khắc phục hoặc điều chỉnh trong quá trình thực hiện thực tế.
2. Phần nội dung
Phần nội dung của đơn xin tổ chức sự kiện gồm ba phần chính. Bao gồm dẫn vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận vấn đề. Dẫn vấn đề là phần đầu tiên của nội dung. Phần này tập trung trình bày vấn đề cụ thể cần giải quyết. Nội dung này thường tóm tắt vấn đề hiện tại và những ảnh hưởng của nó.
Đối với phần giải quyết vấn đề là trọng tâm của đơn xin tổ chức sự kiện. Phải đề cập đến các giải pháp, cách thức xử lý vấn đề theo quan điểm và thái độ của cơ quan gửi. Đây chính là phần chi tiết và logic nhất của đơn. Phần cuối cùng trong nội dung là đi kết luận vấn đề sự kiện. Mục đích là đưa ra tổng kết về những điểm chính của vấn đề. Đồng thời là những công việc cần thực hiện trong tương lai. Phần này có vai trò quyết định để đưa ra hướng đi hoặc những kết luận sau khi xử lý vấn đề.
3. Phần kết
Phần kết của đơn xin tổ chức sự kiện là để tổng kết và tạo ấn tượng cuối cùng. Trong phần này, người viết thường tái khẳng định mục tiêu của sự kiện. Cùng với lời cảm ơn đối tác, cơ quan hoặc cá nhân đã hỗ trợ. Đồng thời, phần kết cũng có thể đề xuất những hướng phát triển tiếp theo sau sự kiện, hoặc mời mọi người tham gia vào những dự án tương lai. Điều này giúp tạo ra sự kết nối và duy trì mối quan hệ tích cực sau sự kiện.
4. Đơn xin tổ chức sự kiện có đầy đủ thông tin
Đơn xin tổ chức sự kiện cần chứa đủ thông tin để đảm bảo tính chính xác và minh bạch. Các phần quan trọng như quốc hiệu, thời gian gửi, tên cơ quan chủ quản và ban hành, số và ký hiệu công văn, cùng với trích yếu nội dung,.. Tất cả là điều cần thiết để công bố thông tin một cách rõ ràng. Nội dung của đơn cần được trình bày một cách logic và dễ hiểu, đi kèm với chữ ký và đóng dấu để xác nhận tính chính thức. Việc ghi rõ nơi gửi cũng quan trọng để đảm bảo tới đúng địa chỉ.
Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0867.12.8688
Mẫu đơn xin tổ chức sự kiện đầy đủ chi tiết nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-
……., ngày…tháng…năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(Về việc: Cấp phép tổ chức sự kiện)
Kính gửi: – Cục Nghệ thuật biểu diễn
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh …
– Ủy ban nhân dân ….
Căn cứ Nghị định 79/2012/NĐ-CP quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
Tên đơn vị: …………(1)
Địa chỉ: ……(2)
Điện thoại: ……(3)
Giấy phép kinh doanh: ……(4)
Quyết định thành lập đơn vị số: …….nơi cấp: ………(5)
Họ và tên người đại diện: ……(6)
Chức vụ: ……(7)
Căn cứ Quyết định số … ngày… của Hội đồng nghệ thuật… và điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 79/2012/NĐ-CP:
“Điều 3. Chính sách của Nhà nước
Nhà nước ban hành các chính sách sau đây:
a) Khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu theo quy định của pháp luật; …”
Chúng tôi xin cấp Giấy phép tổ chức kiện:
Sự kiện: (8)
Bao gồm các chương trình:
Tên chương trình: (9)
+ Thời gian: (10)
+ Thời lượng chương trình (số phút): (11)
+ Người chịu trách nhiệm chương trình: (12)
+ Địa điểm: (13)
– …
Chúng tôi xin cam kết:
Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
Hồ sơ nộp kèm theo: (14)
– …
Kính mong Ủy ban nhân dân huyện B và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh A xem xét và giải quyết.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Điều cần biết: Tất cả các vị trí trong tổ chức sự bạn cần biết
Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức sự kiện
1. Thủ tướng Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức sự kiện quốc tế quan trọng. Đặc biệt là hội thảo có sự tham gia của các quốc gia, tổ chức quốc tế. Điều này đặc biệt áp dụng khi nội dung của sự kiện liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như an ninh, chính trị, hoặc nhân quyền, cũng như những vấn đề có thể ảnh hưởng đến lãnh thổ và tình hình quốc gia. Việc cấp phép được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo an ninh quốc gia và bí mật quốc gia.
2. Các cục, bộ ngành liên quan
Các Cục, Bộ ngành có thẩm quyền cấp giấy phép cho sự kiện với phạm vi rộng lớn và quan trọng. Điều này áp dụng cho các hoạt động vĩ mô của Bộ và các cơ quan trung ương. Hoặc sự kiện diễn ra trên diện rộng từ 02 tỉnh trở lên. Nếu có sự tham gia của yếu tố nước ngoài, thì càng phức tạp hơn. Người tổ chức cần phải rõ ràng về lĩnh vực và nội dung của sự kiện để xác định đúng thẩm quyền cấp giấy phép. Tuân thủ pháp luật là điều bắt buộc để đảm bảo quy trình được thực hiện một cách chính xác.
3. Cục nghệ thuật biểu diễn
Cục Nghệ thuật biểu diễn có thẩm quyền quản lý biểu diễn nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực. Bao gồm các cơ sở nghệ thuật như Nhà hát, Đoàn nghệ thuật, và các doanh nghiệp tổ chức biểu diễn. Cơ quan cũng quản lý trường hợp cá nhân Việt Nam định cư ở nước ngoài biểu diễn tại Việt Nam. Nhằm đảm bảo sự phát triển và bảo vệ nền văn hóa nghệ thuật của đất nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có vai trò quan trọng trong việc cấp phép cho các hoạt động. Đặc biệt khi có sự tham gia của cá nhân nước ngoài.
4. Bộ văn hóa, Thể thao và du lịch
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền cấp giấy phép cho các đơn vị và doanh nghiệp tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang. Điều này áp dụng khi có sự tham gia của cá nhân nước ngoài và khi hoạt động diễn ra ở nơi khác so với địa điểm tổ chức. Ngoài ra, Bộ này cũng quyết định việc tổ chức hội thảo quốc tế không cần phải xin phép từ Thủ tướng Chính phủ. Thủ trưởng các Bộ, Cục ở trung ương có thẩm quyền cấp giấy phép cho hội thảo quốc tế tương ứng với phạm vi và quyền hạn của mình.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Sở ban ngành liên quan
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Sở ban ngành liên quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức sự kiện. Quyền này được áp dụng cho các sự kiện và hội thảo không có sự tham gia của yếu tố nước ngoài. Thẩm quyền được xác định dựa trên nội dung và lĩnh vực của sự kiện, cũng như các quy định pháp luật địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Sở liên quan đảm bảo rằng quy trình cấp phép được thực hiện theo đúng quy định và phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương.
6. Sở văn hóa, Thể thao và du lịch
Đơn vị này cấp giấy phép cho các tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam. Bao gồm các cơ sở văn hóa và nghệ thuật, cơ quan truyền thông và nhà hát thuộc lực lượng vũ trang. Trong trường hợp địa phương không có Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thẩm quyền cấp phép sẽ do Sở Văn hóa và Thể thao đảm nhận. Điều này nhằm đảm bảo quy trình cấp phép được thực hiện một cách mạch lạc và phù hợp với quy định của từng địa phương.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Cơ quan này có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức sự kiện tại địa phương. Đối với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật và trình diễn thời trang. Các đơn vị và tổ chức như Nhà hát, Đoàn nghệ thuật, Trung tâm văn hóa – thể thao, Hội Văn học – nghệ thuật, doanh nghiệp tổ chức biểu diễn, cơ quan truyền thông khi mời người nước ngoài biểu diễn đều phải xin giấy phép từ Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều này đảm bảo sự kiểm soát và quản lý hoạt động nghệ thuật, văn hóa trên địa bàn tỉnh/thành phố một cách hiệu quả và hợp pháp.
Mời bạn đọc: Các bước xin giấy phép tổ chức sự kiện thành công
Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0867.12.8688
Như vậy, bài viết này VietPower chia sẻ đến bạn mẫu đơn xin tổ chức sự kiện chi tiết. Cùng với đó là hướng dẫn soạn thảo đơn sao cho đúng quy chuẩn. Hy vọng với thông tin này sẽ giúp bạn thuận lợi trong quá trình chuẩn bị thủ tục. Qua đó có chương trình sự kiện diễn ra đúng kế hoạch và gặt hái được thành công. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, cũng như cần tư vấn về tổ chức sự kiện. Vui lòng liên hệ với VietPower qua hotline để nhận giải đáp chi tiết.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0243 9054 999 hoặc 0867 128 688
Website: https://viet-power.vn
Email: contact@viet-power.vn
Trụ sở chính: Tầng 4, Tòa nhà Hàn Việt – 203 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Chi nhánh Đà Nẵng: 87 Lê Thị Tính – An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng
Chi nhánh TP. HCM: tòa nhà Vincom Center – 72 Lê Thánh Tôn – P. Bến Nghé – Quận 1 – TP. HCM
Tôi là Tùng Cầu Hồ, hiện đang là người sáng lập CÔNG TY CỔ PHẦN SỰ KIỆN VIETPOWER. Xuất thân là một hướng dẫn viên/MC với gần 10 năm kinh nghiệm trong nghề, tôi hiểu được mong muốn và nhu cầu của khách hàng trong các chương trình sự kiện – Team Building. Trải nghiệm của khách hàng là thứ mà tôi luôn đi tìm giải pháp tốt nhất. Và thương hiệu VietPower ra đời, trở thành địa chỉ uy tín tin cậy của rất nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn nhỏ qua các sự kiện và chương trình team building gắn kết đồng đội. VietPower luôn đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn nghề nghiệp cho nhân sự để đem đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.