Các bước tổ chức team building học sinh hiệu quả và ý nghĩa

Team building học sinh là hoạt động giáo dục ngoài giờ bổ ích, giúp học sinh phát triển toàn diện. Hãy tổ chức team building cho học sinh để mang đến những trải nghiệm ý nghĩa và ghi nhớ dấu mốc thanh xuân tuổi học trò! Nếu bạn chưa biết phải bắt đầu từ đâu, hãy cùng VietPower tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Có thể bạn quan tâm: Quy trình tổ chức team building chuyên nghiệp chi tiết 2024

Giới thiệu về team building học sinh

1. Đặc điểm của team building học sinh

  • Mục tiêu: Hoạt động team building hướng tới mục tiêu rèn luyện và nâng cao các kỹ năng mềm thiết yếu như giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo cho các em.
  • Hình thức vui nhộn, hấp dẫn: Lựa chọn các trò chơi, hoạt động phù hợp với sở thích và lứa tuổi học sinh, giúp các em cảm thấy hứng thú và tham gia hết mình.
  • Đảm bảo an toàn: Mọi hoạt động đều phải được tổ chức an toàn, đảm bảo sức khỏe cho các em học sinh.
    Đặc điểm của team building học sinh
    Đặc điểm của team building học sinh

2. Hiệu quả của team building cho học sinh

  • Phát triển kỹ năng mềm: Team building là sân chơi lý tưởng để học sinh thực hành và nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, lập kế hoạch, khả năng lãnh đạo và tư duy phản biện. Đây đều là những kỹ năng mềm quan trọng, cần thiết giúp các em học tập và phát triển bản thân trong tương lai.
  • Rèn luyện tinh thần đoàn kết: Các hoạt động tập thể giúp học sinh gắn bó với nhau hơn là tiền đề để xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh.
  • Tăng cường sự tự tin: Học được cách vượt qua thử thách, hoàn thành nhiệm vụ được giao và đạt được mục tiêu chung, từ đó tăng cường sự tự tin cho bản thân.
  • Giải tỏa căng thẳng: Việc tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí giúp học sinh giải tỏa áp lực sau những giờ học trên lớp, thư giãn tinh thần và có thêm năng lượng, động lực để học tập và sinh hoạt.

Chương trình team building học sinh được thực hiện bởi Công ty Cổ phần Sự kiện VietPower

Các bước tổ chức team building học sinh

1. Xác định mục tiêu

  • Mục tiêu của chương trình team building là trang bị cho học sinh kỹ năng cần thiết để thành công trong học tập và cuộc sống.
  • Qua chương trình team building, học sinh sẽ được trải nghiệm, học hỏi và rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết.
  • Thiết kế kịch bản chương trình team building học sinh phù hợp với sở thích và khả năng. Lưu ý mỗi độ tuổi sẽ có một quan điểm, suy nghĩ khác nhau nên cần điều chỉnh cho phù hợp.

2. Lập kế hoạch

Sau khi đã xác định mục tiêu, bạn cần lập kế hoạch chi tiết cho chương trình team building học sinh, bao gồm:

  • Thời gian, địa điểm tổ chức
  • Danh sách các hoạt động
  • Kinh phí
  • Nhân sự
  • Dụng cụ và trang thiết bị

Kế hoạch cần được trình bày cụ thể và chi tiết để đảm bảo chương trình được tổ chức một cách suôn sẻ. Để đề phòng, bạn hãy luôn chuẩn bị sẵn những phương án thay thế để có thể bình tĩnh xử lý các trường hợp bất ngờ xảy ra.

Lập kế hoạch
Lập kế hoạch

3. Chuẩn bị

Khi đã có được kế hoạch, tiến hành việc chuẩn bị cho chương trình bởi có rất nhiều đầu mục công việc cần được giải quyết như:

  • Liên hệ địa điểm tổ chức
  • Chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị
  • Phân công nhiệm vụ cho nhân sự
  • Gửi thông báo cho phụ huynh và học sinh 

Việc chuẩn bị cần được thực hiện kỹ lưỡng và theo dõi sát sao để đảm bảo đúng tiến độ và chương trình diễn ra đúng theo kịch bản.

Chuẩn bị
Chuẩn bị

4. Tổ chức

Vào ngày tổ chức chương trình team building, cần thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. Đảm bảo mọi nhân sự tham gia điều hành và hỗ trợ chương trình đều nắm được kịch bản chương trình, thời gian diễn ra hoạt động, vận hành trò chơi,… để đảm bảo an toàn và hỗ trợ các học sinh tham gia chương trình.

Tổ chức
Tổ chức

5. Đánh giá

Sau khi chương trình team building học sinh kết thúc, bạn cần đánh giá tính hiệu quả của chương trình. Việc đánh giá có thể dựa trên các tiêu chí như:

  • Mức độ đạt được mục tiêu đề ra ban đầu.
  • Sự tham gia của học sinh.
  • Phản hồi của học sinh và phụ huynh.

Việc đánh giá sẽ giúp bạn nhìn ra điểm mạnh và điểm yếu để rút kinh nghiệm cho những chương trình team building sau này.

Đánh giá
Đánh giá

Gợi ý các hoạt động, trò chơi team building học sinh

VietPower đã tổng hợp ra một số hoạt động, trò chơi team building học sinh vui nhộn, phù hợp với nhiều lứa tuổi và khả năng của học sinh, bạn có thể tham khảo dưới đây nhé!

1. Kéo co

  • Dụng cụ hỗ trợ: Dây thừng, găng tay vải.
  • Cách chơi: Chia mỗi đội thành 10 người đứng hai bên sợi dây, tay nắm chặt dây. Khi có hiệu lệnh, hai đội cùng dùng sức kéo dây về phía mình.Đội nào kéo được vạch đánh dấu trên dây về phía mình trước sẽ chiến thắng.
  • Mức độ: Dễ.
  • Mục đích: Qua trò chơi truyền thống này, các em sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của sự đoàn kết và hợp tác.
    Kéo co
    Team building học sinh – Kéo co

2. Nhảy bao bố

    • Dụng cụ hỗ trợ: Bao bố ( bao tải).
    • Cách chơi: Mỗi đội cử ra một thành viên chui vào bao và hai tay giữ bao. Khi có tín hiệu, người chơi bắt đầu nhảy từ vạch xuất phát đến đích. Người chơi đến đích trước mà không bị ngã sẽ chiến thắng.
    • Mức độ: Trung bình.
    • Mục đích: Trò chơi này giúp học sinh rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng giữ thăng bằng tốt.
      Nhảy bao bố
      Team building học sinh – Nhảy bao bố

3. Vượt chướng ngại vật

  • Dụng cụ hỗ trợ: Chướng ngại vật ( lốp xe, gậy, ghế, dây thừng,…)
  • Cách chơi: Mỗi đội chọn một thành viên ra thi đấu. Người chơi bắt đầu di chuyển từ vạch xuất phát khi có hiệu lệnh. Đội nào có toàn bộ thành viên vượt qua các chướng ngại vật và cán đích trước sẽ thắng cuộc.
  • Mức độ: Trung bình.
  • Mục đích: Nhờ hoạt động này, chúng ta sẽ trở nên dũng cảm, khỏe mạnh và gắn kết hơn.
    Vượt chướng ngại vật
    Team building học sinh – Vượt chướng ngại vật

4. Bóng đá mini

  • Dụng cụ hỗ trợ: Sân chơi kích thước 30m x 50m, bóng đá.
  • Cách chơi: Mỗi đội có tối đa 5-7 cầu thủ, thời gian mỗi trận thường là 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút. Mỗi bàn thắng tính là 1 điểm, đội nào ghi nhiều bàn thắng hơn trong các trận đấu sẽ được nhận cúp của chương trình.
  • Mức độ: Trung bình.
  • Mục đích: Môn thể thao được nhiều học sinh yêu thích bởi tính cạnh tranh, khả năng fair-play, tăng cường thể chất và đoàn kết đội nhóm.
    Bóng đá mini
    Team building học sinh – Bóng đá mini

5. Bịt mắt đập niêu

  • Dụng cụ: Niêu đất, khăn bịt mắt, giá treo, dùi.
  • Cách chơi: Người chơi bịt mắt bằng khăn và được hướng dẫn di chuyển đến vị trí niêu. Khi có hiệu lệnh, người chơi sử dụng dùi để đập vỡ niêu. Ai đập vỡ niêu sẽ nhận được phần quà bí mật từ chương trình.
  • Mức độ: Khó.
  • Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung, phản xạ nhanh.
    Bịt mắt đập niêu
    Team building học sinh – Bịt mắt đập niêu

6. Ném vòng

  • Dụng cụ: Chai nước và vòng ném.
  • Cách chơi: Mỗi người chơi ném một số vòng nhất định thường là 3-5 vòng. Người chơi đứng sau vạch, ném vòng về phía mục tiêu. Ai ném được nhiều vòng lọt nhiều nhất trong thời gian quy định sẽ là người thắng cuộc.
  • Mức độ: Khó.
  • Mục đích: Phối hợp tay – mắt và khả năng ước lượng khoảng cách.
    Ném vòng
    Team building học sinh – Ném vòng

7. Hai người ba chân

  • Dụng cụ: Dây thừng hoặc dây vải.
  • Cách chơi: Hai người trong cùng một đội sẽ dùng dây buộc 2 mắt cá chân trái và phải của nhau (chân trái người này và chân phải người kia). Bắt đầu trò chơi, hai người trong mỗi đội di chuyển từ vạch xuất phát đến đích bằng cách phối hợp các bước chân với nhau. Đội nào có thành viên về đích trước mà không phạm luật sẽ giành chiến thắng.
  • Mức độ: Khó
  • Mục đích: Thông qua hoạt động này, chúng ta sẽ cùng nhau rèn luyện sức khỏe, thử thách bản thân và học cách làm việc nhóm.
    Hai người ba chân
    Team building học sinh – Hai người ba chân

8. Hoạt động tình nguyện

  • Dọn dẹp vệ sinh môi trường: Là hoạt động giúp học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và rèn luyện tinh thần trách nhiệm cộng đồng.
  • Giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em mồ côi, người khuyết tật: Nuôi dưỡng nhân cách, nhận ra ý nghĩa sống bằng cách rèn luyện lòng nhân ái, sự sẻ chia và ý thức trách nhiệm xã hội.
  • Trồng cây xanh: Nhận thức được tầm quan trọng thiên nhiên, biết trân trọng sự sống và giữ gìn không gian sống trong lành.
    Hoạt động tình nguyện
    Team building học sinh – Hoạt động tình nguyện

Tham khảo : Top 30 trò chơi team building cho trẻ em trí tuệ & thể chất tốt nhất

Lưu ý khi tổ chức team building học sinh

1. Lựa chọn phù hợp

Lựa chọn các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, sở thích và khả năng của học sinh. Có thể lắng nghe ý kiến của các em để biết được những hoạt động mà các em yêu thích và hứng thú. Điều này sẽ khiến các em học sinh cảm thấy mong muốn của mình được lắng nghe là tiếp nhận, các em sẽ có xu hướng chủ động tích cực tham gia hơn.

Lựa chọn phù hợp
Team building học sinh – Lựa chọn phù hợp

2. Hoạt động an toàn

Vấn đề an toàn phải được đặt lên hàng đầu, đảm bảo an ninh, an toàn trong suốt thời gian diễn ra chương trình team building. Luôn chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp và đội ngũ y tế để xử lý kịp thời tình huống bất ngờ xảy ra.

Hoạt động an toàn
Team building học sinh – Hoạt động an toàn

3. Sự tự nguyện

Sự tham gia tích cực của học sinh vào các hoạt động là rất quan trọng. Bởi đây là những bước đệm đầu tiên, là cơ hội để tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng cho những “mầm non” có thể áp dụng vào cuộc sống thực tế ở hiện tại và lâu dài.

Hoạt động an toàn
Team building học sinh – Hoạt động an toàn

4. Chuẩn bị kỹ lưỡng

Chương trình được tổ chức một cách bài bản với kịch bản chi tiết, ngân sách đầy đủ, trang thiết bị và đạo cụ, được chuẩn bị kỹ lưỡng cùng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp. Trong quá trình trước và trong khi tổ chức team building, thường xuyên theo dõi và điều chỉnh chương trình nếu cần thiết và hợp lý. 

Mong rằng những thông tin chúng tôi vừa cung cấp, đã bước đầu giúp bạn hình dung ra được một chương trình team building học sinh hiệu quả và ý nghĩa. Với đội ngũ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và tâm huyết, Vietpower tự tin mang đến những chương trình team building học sinh chất lượng cao, đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách hàng. Chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất! 

Hãy liên hệ với Vietpower ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và cùng chúng tôi chắp cánh cho ước mơ của thế hệ tương lai!

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0243 9054 999 hoặc 0867 128 688

Website: https://viet-power.vn

Email: contact@viet-power.vn

Trụ sở chính: Tầng 4, Tòa nhà Hàn Việt – 203 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Chi nhánh Đà Nẵng: 87 Lê Thị Tính – An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng

Chi nhánh TP. HCM: tòa nhà Vincom Center – 72 Lê Thánh Tôn – P. Bến Nghé – Quận 1 – TP. HCM

Rate this page

Các hình thức Teambuilding

Tin nổi bật

Đăng ký tư vấn

""
1
Họ và tên*your full name
Số điện thoại*your full name
Nội dungmore details
0 /
Previous
Next
Tư vấn ngay 0867.12.8688