Trò chơi team building cho trẻ em thường được các nhà trường tổ chức như một hoạt động ngoại khóa nhằm tạo ra không gian để các em được vui chơi, giải tỏa căng thẳng sau giờ học, đồng thời rèn luyện thể lực, kỹ năng, phát triển trí thông minh. Dưới đây là top 15 trò chơi team building cho trẻ em thú vị, hấp dẫn, an toàn mà bạn có thể tham khảo.
Tham khảo thêm: 40+ trò chơi team building ĐỘC – LẠ 2023
Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0867.12.8688
Team building cho trẻ em là gì?
Team building cho trẻ em là một quá trình học hỏi và phát triển mà các em nhỏ có thể tham gia trong môi trường vui chơi và học tập. Đây là cách tuyệt vời để giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội, tương tác và học cách làm việc nhóm một cách hiệu quả. Trong các hoạt động team building cho trẻ em, các bé sẽ được tham gia vào những tình huống thú vị và thách thức, trong đó các em cần hợp tác với thành viên trong nhóm của mình để giải quyết vấn đề. Giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Ngoài ra, trẻ em còn học cách lắng nghe ý kiến của người khác, thể hiện ý kiến của mình và học cách thấu hiểu và tôn trọng ý kiến của người khác.

Lợi ích của trò chơi team building cho trẻ em
1. Phát triển nhận thức sớm hơn
Trò chơi team building trẻ em không chỉ là tạo sự vui chơi giải trí mà còn là cơ hội để trẻ học hỏi. Giúp trẻ phát triển nhận thức sớm hơn. Khi tham gia vào các hoạt động này, các em có cơ hội khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh, từ việc trải nghiệm cuộc sống đến các nghiên cứu đơn giản. Tất cả đều giúp các em mở rộng kiến thức và nhận thức về môi trường, xã hội và cuộc sống. Lợi ích này không chỉ giúp trẻ hiểu sâu hơn về thế giới mà còn khuyến khích sự tò mò và tư duy phản biện từ những giai đoạn sớm của cuộc sống, đóng góp vào sự phát triển toàn diện của họ.

2. Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm
Khi tham gia vào các trò chơi team building, các em học cách hợp tác, giao tiếp và xây dựng đội nhóm đoàn kết. Các trò chơi yêu cầu các em phải tìm hiểu về sức mạnh của sự đoàn kết và cách mỗi thành viên trong nhóm có thể đóng góp vào mục tiêu chung. Việc này đòi hỏi các bé có sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm giúp các bé rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Đồng thời, họ cũng học cách thấu hiểu và tôn trọng quan điểm của bạn bè, đóng góp vào một môi trường làm việc nhóm tích cực. Những kỹ năng này sẽ lợi ích lớn cho sự phát triển cá nhân và sự nghiệp của các em trong tương lai.

3. Giúp trẻ em và tự tin giao tiếp với mọi người
Những hoạt động ngoài trời và trò chơi với bạn bè tạo ra môi trường thoải mái, nơi trẻ em có thể phát triển kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ xã hội. Tham gia vào các hoạt động team building, trẻ em không chỉ thấy mình là một phần của nhóm mà còn học được cách thể hiện quan điểm, lắng nghe những ý kiến của người khác và có sự kết nối với bạn bè trong nhóm.Qua đó, giúp các em cải thiện tính cách nhút nhát, sợ hãi đám đông và tạo sự tự tin trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh. Đây là ưu điểm giúp trẻ phát triển toàn diện hơn và có nhiều thành công trong tương lai.

4. Giúp trẻ vận động, nâng cao thể lực
Tham gia vào hoạt động team building đòi hỏi các em phải vận động chân tay và tốn nhiều thể lực, nhưng đây chính là cơ hội tốt để các em cải thiện sức khỏe và tăng cường thể lực bản thân. Khi trẻ vận động nhiều hơn, tạo cơ thể sự linh hoạt, khỏe mạnh và sức đề kháng tốt. Điều này sẽ giúp cho việc cải thiện tình trạng sức khỏe yếu và có cơ hội phát triển chiều cao và cùng với tránh được tình trạng về tim mạch và hô hấp trong tương lai. Ngoài ra, những tiếng cười sảng khoái trong quá trình tham gia team building cũng tạo ra một tinh thần tích cực và sự vui vẻ, góp phần vào sức khỏe tổng thể của trẻ em. Vì vậy. trò chơi team building cho trẻ là cách nuôi dưỡng sức khỏe cho các em.

5. Giúp trẻ rèn luyện tính tự lập
Khi tham gia vào những trò chơi trong chương trình team building, các em phải tự đối mặt với các thử thách và các vấn đề, không phải lúc nào bố mẹ cũng hỗ trợ được. Các em phải học cách tự quyết định và tự trách nhiệm cho các hành động của mình. Ngoài ra, trong quá trình tham gia các trò chơi, cac em cũng phải giao tiếp và hợp tác để cùng nhau giải quyết vấn đề. Quá trình này giúp tự lập một cách nhanh chóng khi bé không phải phụ thuộc quá nhiều vào bố mẹ. Qua đó, các em sẽ biết phải làm gì để hoàn thành các thử thách khi tham gia các hoạt động team building cùng với các thành viên trong nhóm.

6. Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian
Mỗi trò chơi hoặc nhiệm vụ thường có thời gian giới hạn, đòi hỏi các em phải tổ chức công việc và phân chia thời gian một cách hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ. Đối với học sinh, kỹ năng quản lý thời gian là một trong những yếu tố quan trọng giúp họ thành công trong học tập và cuộc sống. Tham gia vào team building, các em sẽ tự nhiên học cách ưu tiên công việc, lập kế hoạch, và làm việc theo thời gian, mà không cần phải nhận được sự áp lực từ bên ngoài. Điều này giúp họ phát triển kỹ năng tự quản lý và tận dụng thời gian một cách hiệu quả, điều quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công và phát triển cá nhân trong tương lai.

7. Phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ
Mỗi trò chơi đều đặt ra những thách thức đa dạng và đòi hỏi các thành viên trong đội phải tìm ra cách giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này thúc đẩy sự sáng tạo và tư duy phản biện của trẻ. Trong quá trình tham gia, các em cần nghĩ phương pháp, tìm kiếm giải pháp để xử lý các tình huống. Các em cùng nhau đóng góp các ý tưởng sáng tạo của mình để tạo thành ý tưởng lớn giải quyết vấn đề. Qua hoạt động này thôi thúc các em sáng tạo trong bản thân các em, giúp các em giải quyết vấn đề trong trò chơi và cả vấn đề học tập sau này.

15 Trò chơi team building cho trẻ em trí tuệ vui nhộn
1. Sút bóng vào gôn
Đạo cụ: Bóng da.
Nhiệm vụ: Các bạn nhỏ sẽ lần lượt sút trái bóng vào vị trí gôn theo yêu cầu của MC. Team nào có nhiều trái bóng sút đúng yêu cầu, team đó giành chiến thắng.
Ý nghĩa: Rèn luyện sức khỏe và sự chính xác của các bạn nhỏ.

2. Bánh xe thần tốc
Đạo cụ: Mỗi team nhận 1 chiếc xe rùa.
Cách chơi: Từng cặp 1 bạn nam và 1 bạn nữ nhận xe rùa vào vị xuất phát. Nam đẩy nữ ngồi bên trên xe di chuyển ziczac qua các cột giao thông để đến đích lấy 1 cờ tiêu rồi quay về giao xe cho cặp đôi thứ 2… Trong thời gian ngắn nhất team nào lấy đủ 10 cờ tiêu team đó đạt điểm cao và giành thắng cuộc.
Ý nghĩa: Sự kết hợp, giúp đỡ của bạn bè trong học tập cũng như trong cuộc sống.

3. Cuộc chiến rùa thỏ
Đạo cụ: Mỗi team nhận 1 rùa hoặc thỏ.
Cách chơi: 5 học sinh đứng vào trong rùa hoặc thỏ. 1 thành viên đội trưởng không che mắt, các thành viên còn lại lấy khăn bịt mắt che lại. Khi có hiệu lệnh bắt đầu dưới sự hướng dẫn của đội trưởng cùng nhau di chuyển qua các chướng ngại vật đến đích lấy 1 cờ tiêu quay về đổi cho nhóm tiếp theo. Trong thời gian 10 phút, team nào lấy được nhiều cờ tiêu nhất team đó đạt điểm cao…
Ý nghĩa: Lắng nghe người đội trưởng, tin tưởng người dẫn đầu

4. Cuộc đua kỳ thú
Đạo cụ: Mỗi đội nhận 1 con ngựa hơi
Cách chơi: Cử ra 2 bạn 1 lần di chuyển. Cùng nhau cưỡi ngựa phi từ điểm xuất phát đến đích lấy 1 thành quả rồi quay về đến cặp tiếp theo và tiếp tục di chuyển. Trong thời gian 10 phút, team nào lấy được nhiều thành quả nhất team đó đạt điểm cao.
Ý nghĩa: Sự nỗ lực, cố gắng của cá nhân để tích luỹ thành quả cho tập thể.

5. Tích lũy thành quả
Đạo cụ: Bột mì, kẹo
Cách chơi: Mỗi lượt sẽ có 2 bạn học sinh trong team cùng nhau di chuyển bằng cách người sau cầm chân người trước di chuyển tới đích. Sau khi cán đích, người phía trước dùng miệng để lấy 1 viên kẹo trong thau bột mì và quay về để cặp tiếp theo di chuyển. Sau khoảng thời gian quy định, đội nào lấy được nhiều viên kẹo sẽ giành chiến thắng.
Ý nghĩa: Thành quả đạt được không phải là dễ dàng mà cần phải có sự hy sinh cái tôi cá nhân và hãy trân trọng, bảo vệ những gì mình đang có.
Có thể bạn quan tâm: 30 Trò chơi team building trong nhà siêu độc lạ
Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0867.12.8688
6. Tốc hành
Đạo cụ: Mỗi đội 1 bánh xe bạt
Cách chơi: Mỗi lượt các team cử 10 bạn cùng nhau di chuyển trong bánh xe bạt khổng lồ từ vị trí xuất phát tới đích. Sau khi cán đích, 9 bạn đứng tại đó, 1 bạn nhanh chóng đưa bánh xe quay về cho lượt tiếp theo. Trong thời gian 10 phút, đội nào đưa hết thành viên về đích sẽ giành chiến thắng.
Ý nghĩa: Phân công nhiệm vụ, chia sẻ trách nhiệm công việc cho mọi người để đạt hiệu suất cao nhất.

7. Chung sức đồng lòng
Đạo cụ: Mỗi team nhận 1 sâu hơi
Cách chơi: Mỗi lần di chuyển cử ra 6 bạn cho 1 lần di chuyển. Tay nắm vào thân của sâu hơi di chuyển từ điểm xuất phát cho đến đích. Tới đích cử ra 1 bạn vác sâu hơi quay về đón những thành viên tiếp theo sang đích. Trong thời gian 10 phút, team nào đưa được nhiều thành viên sang đích team đó đạt điểm cao. Trong quá trình di chuyển yêu cầu các team không được để ngã thành viên của team mình. Vi phạm luật yêu cầu cả team quay lại di chuyển từ đầu.
Ý nghĩa: Các thành viên cùng nhau phối hợp, tìm ra cách hoạt động tốt nhất, game có nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh.

8. Tiến tới mục tiêu
Đạo cụ: Mỗi team mang được 1 ống phao hơi.
Cách chơi: 8 bạn 1 lần di chuyển ngồi theo hàng ngang. 1 tay ôm lấy cột hơi, tay còn lại chống ra phía sau. Di chuyển từ điểm xuất phát sang đích bằng mông – tay và chân. Yêu cầu không được rời tay ra khỏi cột hơi. Khi sang tới đích cử ra 1 thành viên vác cột hơi quay về đưa cho nhóm tiếp theo di chuyển lên.Trong thời gian 10 phút, team nào di chuyển được nhiều thành viên nhất team đó đạt điểm cao.
Ý nghĩa: MC chia sẻ về sự nỗ lực của tập thể để có được thành công và không bỏ rơi đồng đội.

9. Cuộc đua thú nhún
Đạo cụ: Mỗi team nhận 1 con thú nhún.
Nhiệm vụ: Các bạn nhỏ lần lượt cưỡi lên những con thú nhún từ vạch xuất phát đến vạch đích lấy 1 thành quả mang về cho đội của mình. Lưu ý trong quá trình di chuyển các bé không được nhấc mông khỏi thú nhún. Ngã ở đâu sẽ đứng lên ở đó và đi tiếp. Hết thời gian team nào mang được nhiều thành quả nhất team đó giành điểm cao.
Ý nghĩa: Sự nỗ lực của từng thành viên góp phần lên thành công của mỗi team.

10. Mảnh ghép cuối cùng
Đạo cụ: Mỗi bé sẽ nhận 1 bức tranh với 6 miếng ghép.
Nhiệm vụ: Mỗi bé sẽ nhanh chân cầm 6 miếng ghép chạy đến đích và ghép lên chiếc bảng trắng để hoàn thành bức tranh. Sau khi hoàn thành các bé mang về dành cho các bạn tiếp theo. Mỗi bức tranh được hoàn thành mỗi bé sẽ được nhận quà từ BTC. Kết thúc thử thách team nào ghép được hoàn thành nhiều tranh nhất team đó giành chiến thắng.
Ý nghĩa: Trò chơi team building cho trẻ em “Mảnh ghép cuối cùng” giúp các bé rèn được cách tập trung và sự nhanh trí.

Tham khảo thêm: Cách tổ chức team building chuyên nghiệp
Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0867.12.8688
11. Gánh hàng qua cầu
Đạo cụ: Mỗi team nhận 2 bộ quang gánh.
Nhiệm vụ: Khi có hiệu lệnh của MC mỗi bạn sẽ lấy cho vào quang gánh một thành quả sau đó di chuyển từ vạch xuất phát tới vạch đích. Hết lượt quay trở lại cho các bạn tiếp theo. Cuối cùng team nào mang được nhiều thành quả nhất team đó giành chiến thắng.
Ý nghĩa: Thể hiện sự khéo léo của các bạn nhỏ khi tham gia thử thách.

12. Ném bóng vào rổ
Đạo cụ: Bóng nhựa.
Nhiệm vụ: Lần lượt các bạn nhỏ sẽ cầm trong tay trái bóng nhảy lò cò từ vạch xuất phát đến vị trí rọ bóng và ném bóng vào rọ, sau đó quay trở lại vạch xuất phát cho bạn tiếp theo. Mỗi trái bóng ném trúng rọ sẽ được tính 20 điểm. Cuối cùng team nào nhiều điểm team đó giành chiến thắng.
Ý nghĩa: Rèn luyện sức khỏe và sự dẻo dai của các bé.

13. Nhảy bao bố
Đạo cụ: Mỗi Team nhận 2 bố.
Nhiệm vụ: Hai thành viên mỗi team sẽ chui vào bao bố và nhảy từ vạch xuất phát đến vạch đích. Đến đích 1 thành viên sẽ ở lại 1 thành viên mang bao bố trở về cho cặp tiếp theo. Trong thời gian 10 phút team nào có nhiều thành viên sang đích nhất team đó giành chiến thắng.
Ý nghĩa: Các thành viên trong team phối hợp ăn ý mang nhiều thành quả về cho đội của mình.

Có thể bạn quan tâm: 30 trò chơi team building ngoài trời hấp dẫn nhất 2022
14. Ném vòng cổ chai
Đạo cụ: Vòng nhựa
Nhiệm vụ: Mỗi bạn nhỏ sẽ được phát 1 chiếc vòng.Với khoảng cách 3m các bạn có nhiệm vụ ném chiếc vòng vào đúng cổ chai. Mỗi chiếc vòng ném trúng sẽ được tính 20 điểm. Cuối cùng team nào ném được nhiều vòng nhất team đó đạt điểm cao.
Ý nghĩa: Rèn luyện sự tập trung của các bạn nhỏ.

15. Phi tiêu nam châm
Đạo cụ: Bảng phi tiêu
Nhiệm vụ: Mỗi bé được nhận 5 phi tiêu nam châm. Với khoảng cách 3m các bé sẽ có nhiệm vụ phi chiếc phi tiêu tới bảng. Mỗi bé sẽ có 5 lượt ném. Kết quả tính theo số lượng phi tiêu các bé phi được. Cuối cùng team nào ném được nhiều phi tiêu, team đó giành chiến thắng.
Ý nghĩa: Giúp các bé hình thành được sự tập trung, sự khéo léo để hoàn thành thử thách.
Cách tiến hành tổ chức team building cho trẻ em
1. Lên ý tưởng, chủ đề chương trình
Đầu tiên, bạn cần xác định mục tiêu của chương trình, liệu bạn muốn giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội, tạo ra môi trường thú vị để họ học hỏi, hay tạo cơ hội cho họ khám phá và phát triển tinh thần đoàn kết. Sau khi chọn chủ đề, bạn có thể lên kế hoạch về hình thức hoạt động, bao gồm trò chơi, thử thách và nhiệm vụ phù hợp với độ tuổi của trẻ em. Đảm bảo rằng các hoạt động này không chỉ thú vị mà còn giúp trẻ học hỏi và phát triển kỹ năng một cách tự nhiên. Hãy tạo ra một môi trường an toàn, thoải mái và đầy kích thích cho trẻ em tham gia, để họ có thể tận hưởng trải nghiệm team building và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ.

2. Xác định địa điểm, số lượng người tham gia
- Địa điểm tổ chức: Dựa vào nguồn ngân sách của ban tổ chức tiến hành lựa chọn địa điểm tổ chức cho hợp lý và phù hợp với độ tuổi của các em tham gia. Có thể là các địa điểm trong nhà hay địa điểm ngoài trời sao cho khoảng di chuyển hợp lý nhất có thể tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe các em.
- Số lượng người tham gia: Lập danh sách đầy đủ thông tin và số lượng các em tham gia chương trình team building này. Bên cạnh đó, cần có dách chi tiết về thông tin của phụ huynh các em đi cùng để kiểm soát và đảm bảo không có phụ huynh bị bỏ lại gây ảnh hưởng đến tinh thần của các em khi tham gia team building

3. Lập kế hoạch, checklist từng phần
- Chỗ nghỉ ngơi và địa điểm ăn uống: Xác định địa điểm nghỉ ngơi cho các bé để đảm bảo sức khỏe cho tất cả các bé khi tham gia hoạt động team building. Lựa chọn địa điểm ăn uống gần với khu vực tổ chức team building và thực đơn của nhà hàng cần đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em và cả phụ huynh. Quan trọng là các địa điểm phải đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý với ngân sách của ban tổ chức đưa ra.
- Tổ chức các hoạt động, trò chơi team building cho trẻ em: Nên lựa chọn các hoạt động phù hợp với mục tiêu và độ tuổi của các em. Setup và chuẩn bị trò chơi, thử thách và các nhiệm vụ một cách cụ thể để đảm bảo khi các em di chuyển đến không phải mất thời gian chờ đợi. Các hoạt động, trò chơi này phải đảm bảo an toàn và có nhân viên giám sát trong suốt quá trình các em tham gia trò chơi,
- Phương tiện di chuyển: Xác định lịch trình di chuyển từ địa điểm tập kết đến địa điểm diễn ra chương trình team building. Tiến hành đặt xe theo số lượng danh sách đã xây dựng từ trước để bảo bảo không bị bỏ sót bất kỳ ai khi tham gia team building.
- Lên kịch bản chương trình: Xây dựng kịch bản chương trình chi tiết với thời gian cụ thể cho từng hoạt động. Nên cân nhắc mức độ và thời gian diễn ra trò chơi một cách hợp lý nhất với độ tuổi của các em để tránh gây kiệt sức khi trẻ em tham gia trò chơi. Liệt kế các nhiệm vụ và trách nhiệm của từng người trong ban tổ chức team building cho trẻ em.

4. Dự toán ngân sách tổ chức team building
Liệt kê và tính toán các khoản chi phí theo kế hoạch, dự tính phát sinh trong quá trình tổ chức team building cho trẻ em. Dựa trên việc tìm hiểu và báo giá thực tế từ các dịch vụ đó chúng ta sẽ có bảng ngân sách sát nhất. Tùy thuộc vào mục tiêu và nhu cầu của bạn, có thể tiến hành tùy chỉnh ngân sách của mình sao cho hợp lý và có phương án tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của chương trình team building cho trẻ em. Các mục chi phí chính mà bạn cần phải quan tâm đến bao gồm:
- Chi phí thuê địa điểm tổ chức team building và chỗ nghỉ ngơi
- Chi phí hoạt động team building (backdrop, áo team, đồ game,…)
- Chi phí cho hoạt động ăn uống cho tất cả thành viên tham gia
- Chi phí thuê phương tiện di chuyển.

5. Hoạch định rủi ro, giám sát chương trình team building cho trẻ em
Trong quá trình tổ chức team building cho trẻ em, việc hoạch định và quản lý rủi ro là một phần quan trọng không thể bỏ qua. Ban tổ chức cần thiết lập các cơ chế giám sát và kiểm tra liên tục để đảm bảo tiến độ suôn sẻ và an toàn. Nên có kế hoạch báo cáo tiến độ và thông báo về bất kỳ sự thay đổi nào trong kế hoạch. Điều này giúp đáp ứng kịp thời với các tình huống không mong muốn hoặc sự cố có thể xảy ra. Hơn nữa, việc lập kế hoạch dự phòng cho các tình huống khẩn cấp là quan trọng. Bằng cách có nhiều phương án dự phòng, bạn sẽ sẵn sàng xử lý mọi tình huống không lường trước một cách hiệu quả, đảm bảo rằng chương trình team building cho trẻ em luôn diễn ra một cách an toàn và thành công.

Trên đây là tổng hợp 15 trò chơi team building cho trẻ em thú vị, hấp dẫn mà VietPower muốn chia sẻ đến bạn đọc.
VietPower hy vọng rằng thông tin này sẽ góp phần mang đến cho khách hàng chương trình thành công. Để được tư vấn thêm về chương trình, trò chơi team building trẻ em, liên hệ ngay với Vietpower để được tư vấn miễn phí và nhận ưu đãi khi đặt dịch vụ tổ chức team building.
Xem thêm: Tổ chức team building công nghệ chuyên nghiệp
Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0867.12.8688
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0243 9054 999 hoặc 0867 128 688
Website: https://viet-power.vn
Email: contact@viet-power.vn
Trụ sở chính: Tầng 4, Tòa nhà Hàn Việt – 203 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Chi nhánh Đà Nẵng: 87 Lê Thị Tính – An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng
Chi nhánh TP. HCM: tòa nhà Vincom Center – 72 Lê Thánh Tôn – P. Bến Nghé – Quận 1 – TP. HCM