Tổ chức Trung thu: Ý tưởng, kế hoạch tổ chức cho thiếu nhi

Tổ chức trung thu sao cho trọn vẹn nhất? Chắc hẳn đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người hiện nay. Để không làm bạn chờ lâu, hãy cùng VietPower tìm hiểu tất tần tật về ngày Tết trung thu trong bài viết dưới đây nhé!

Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0867.12.8688

Ý nghĩa và truyền thống của Tết Trung thu

Lâu nay Tết trung thu đã để lại nhiều giá trị văn hóa sâu sắc, in lại sâu sắc trong lòng chúng ta. Dưới đây là ý nghĩa và truyền thống của Tết trung thu mà bạn có thể tìm hiểu thêm:

1. Ý nghĩa của Tết trung thu

Tết trung thu hay còn gọi là Tết đoàn viên, Rằm trung thu hay Tết trông trăng. Thông thường ngày này diễn ra vào 15 tháng 8 âm lịch. Nhắc đến Tết trung thu chắc chắn bạn không thể bỏ qua được sự tích chú Cuội. Đây là chi tiết gắn liền với Tết trung thu được truyền từ đời này đến đời khác. Do đó, tạo được sự độc đáo mỗi khi nhắc đến.

Hơn hết, Tết trung thu còn là dịp để gia đình có cơ hội đoàn tụ lại với nhau quây quần tâm sự và phá cỗ. Ngoài ra, người ta còn tin rằng nếu ngắm được trăng tròn trong ngày rằm trung thu thì sẽ có nhiều may mắn, tài lộc đến với bản thân.

Ý nghĩa của Tết trung thu
Ý nghĩa của Tết trung thu

2. Truyền thống của Tết Trung thu

Tết trung thu là dịp lễ đặc biệt mang ý nghĩa về sự đoàn viên hay những mong ước tốt đẹp. Chính vì vậy, các truyền thống của Tết trung thu cũng được lưu truyền đến nhiều thế hệ và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam. Dưới đây là 5 hoạt động truyền thống của Tết trung thu mà bạn không thể nào bỏ lỡ:

  • Thưởng thức bánh trung thu: Nhắc đến trung thu chắc hẳn bạn không thể không nhắc đến bánh trung thu. Loại bánh có 2 dạng cơ bản là bánh nướng và bánh dẻo. Tuy nhiên, nhân bánh rất đa dạng như thập cẩm, hạt sen, đậu xanh, xá xíu, trứng muối…. Việc thưởng thức bánh trung thu như tượng trưng cho sự ấm cúng, đoàn viên.
  • Rước đèn trung thu: Hoạt động rước đèn thường được các bạn nhỏ háo hức. Những chiếc đèn lồng màu sắc bắt mắt với nhiều hình dạng khác nhau. Tượng trưng cho sự bình an và hạnh phúc.
  • Múa lân: Bên cạnh rước đèn trung thu, hoạt động múa lân cũng là truyền thống không thể thiếu trong dịp lễ này. Tiếng trống rộn rã cùng những điệu múa lân uyển chuyển mang đến không khí náo nhiệt, vui tươi.
  • Ngắm trăng: Cùng gia đình, người thân, bạn bè ngắm trăng và trò chuyện là hoạt động không thể tách rời trong Rằm trung thu.
  • Phá cỗ: Hoạt động quan trọng không thể thiếu trong ngày này. Mọi người quây quần cùng nhau phá cỗ, tận hưởng phút giây hạnh phúc.
Truyền thống của Tết Trung thu
Truyền thống của Tết Trung thu

Xem thêm: Phá cỗ Trung Thu là gì? Ý nghĩa và nét đẹp của phá cỗ trung thu

Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0867.12.8688

Ý tưởng tổ chức Tết Trung thu độc đáo và sáng tạo

1. Ý tưởng tổ chức trung thu rước đèn phá cỗ truyền thống

Cho dù bao nhiêu mùa trung thu đi qua, ý tưởng rước đèn phá cỗ luôn tồn tại, hợp thời và tạo nhiều sự hứng thú không chỉ cho các bạn nhỏ mà còn cho người lớn. Bạn có thể lồng ghép những yếu tố truyền thống và hiện đại để có một ý tưởng độc đáo, sáng tạo. Bạn cần chuẩn bị những mâm cỗ trung thu cùng đèn lồng rực rỡ để các bé có thể nối đuôi nhau rước đèn vui vẻ. Chắc hẳn đây sẽ trở thành một phần ký ước tươi đẹp nhất của mỗi người chúng ta cho đến khi trưởng thành.

Ý tưởng tổ chức trung thu rước đèn phá cỗ truyền thống
Ý tưởng tổ chức trung thu rước đèn phá cỗ truyền thống

2.  Ý tưởng tổ chức thăm quan làng nghề trung thu

Bạn nghĩ sao khi tổ chức một ngày thăm quan các làng nghề truyền thống Việt Nam cho các bạn nhỏ trong ngày trung thu. Đây sẽ là ý tưởng tuyệt vời, các bạn nhỏ sẽ được tìm hiểu văn hóa truyền thống dân gian Việt Nam. Vừa được tìm hiểu cách tạo ra đèn lồng, mặt nạ, tò he,… vừa được tự tay mình trải nghiệm. Tuy nhiên, bạn nên đi trước ngày trung thu vì thường lúc này các làng nghề rất tất bận.

Ý tưởng tổ chức thăm quan làng nghề trung thu
Ý tưởng tổ chức thăm quan làng nghề trung thu

3. Ý tưởng tổ chức các trò chơi dân gian

Nếu bạn muốn tăng sự tương tác, gắn kết cho các bạn nhỏ trong ngày lễ trung thu. Chắc chắn không thể bỏ qua ý tưởng tổ chức các trò chơi dân gian. Các trò chơi sẽ giúp những bạn nhỏ được tương tác, làm quen với mọi người nhanh hơn. Cũng như rèn luyện thêm nhiều kỹ năng cho bản thân mình. Bạn có thể lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi của các bé tham gia. Ví dụ nhảy bao bố, bịt mắt bắt dê, đòn gánh,… Bên cạnh đó, bạn có thể treo phần thưởng hay hình phạt nhẹ nhàng để tăng sự hấp dẫn, thú vị cho ý tưởng này.

Ý tưởng tổ chức các trò chơi dân gian
Ý tưởng tổ chức các trò chơi dân gian

4. Ý tưởng tổ chức trung thu trang trí mâm ngũ quả

Bên cạnh rước đèn, phá cỗ bạn có thể thử qua ý tưởng trang trí mâm ngũ quả. Trang trí, bày biện mâm ngũ quả là tập tục truyền thống từ xưa của người dân Việt Nam. Bạn có thể tổ chức và chia thành các đội chơi để tranh giải với nhau. Những con vật, hình sách sáng tạo sẽ được thể hiện hết qua ý tưởng này.

Ý tưởng tổ chức trung thu trang trí mâm ngũ quả
Ý tưởng tổ chức trung thu trang trí mâm ngũ quả

5. Ý tưởng cuộc thi văn nghệ trung thu

Để góp phần làm sôi nổi ngày Tết trung thu hơn, bạn có thể tổ chức một cuộc thi văn nghệ trung thu. Những phần trình diễn hấp dẫn như ca hát, múa nghệ thuật,… sẽ thu hút những ánh nhìn của mọi người. Đây là lúc để mọi người tham gia được tỏa sáng và tìm ra những tài năng đang bị ẩn giấu. Hãy lên kế hoạch từ thuê trang phục, các bài hát trung thu cho các bạn nhỏ đến sân khấu, chi phí, backdrop,…

Ý tưởng cuộc thi văn nghệ trung thu
Ý tưởng cuộc thi văn nghệ trung thu

6. Ý tưởng tổ chức trung thu: Hóa trang

Cuối cùng, VietPower gửi bạn ý tưởng tổ chức hóa trang trong ngày trung thu. Mục đích của ý tưởng này là giúp bạn nhỏ hóa thân thành nhân vật mình yêu thích nhất. Tuy nhiên, nên nhớ rằng bạn nên hóa trang cho bé những bộ trang phục dễ di chuyển, nhẹ nhàng. Từ đó, các bạn nhỏ có thể thoải mái tham gia nguyên ngày.

Ý tưởng tổ chức hóa trang trong ngày trung thu
Ý tưởng tổ chức hóa trang trong ngày trung thu

Kế hoạch tổ chức Trung thu tại công ty độc đáo

Dưới đây là mẫu kế hoạch tổ chức trung thu tại công ty mà bạn có thể tham khảo:

Thời gianHạng mụcNội dung
14h00 – 15h30Đón khách– Đội lân, lễ tân và mascot chào mừng khách mời đến tham dự sự kiện trung thu.

– Mỗi khách mời sẽ viết những điều ước, lời chúc,…. để treo lên cây ước nguyện.

– Chụp ảnh check in trước sự kiện.

15h30 – 15h45Khai mạc– Tập trung, ổn định chỗ ngồi.

– Múa lân và trình diễn văn nghệ khai mạc.

– MC tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

– Đại diện ban lãnh đạo phát biểu khai mạc.

15h45 – 16h45Chương trình xiếc, văn nghệ– Thưởng thức các tiết mục văn nghệ.

– Mãn nhãn với chương trình xiếc đặc sắc có 1-0-2.

16h45 – 17h45Giao lưuGiao lưu những lời ước nguyện cùng cây điều ước.
17h15 – 17h45Game show– Mọi người tham gia các trò chơi trên sân khấu cùng MC chị Hằng và chú Cuội.

– Trao thưởng những người chiến thắng.

17h45 – 18h50Phá cỗ, dùng tiệc– Tất cả mọi người cùng đếm ngược phá cỗ.

– Dùng tiệc nhẹ như teabreak.

18h50 – 19h00Bế mạc– Kết thúc chương trình.

– Chụp hình lưu niệm.

– Nhận quà check out.

Xem thêm: Mẫu kế hoạch tổ chức Trung Thu vui ý nghĩa nhất 2024

Chi phí tổ chức Trung Thu cho thiếu nhi

Để tính chính xác chi phí tổ chức trung thu cho thiếu nhi thường không có con số cụ thể. Vì nó còn phụ thuộc vào quy mô, địa điểm, hoạt động hay các dịch vụ theo yêu cầu của người tổ chức. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng chính đến chi phí tổ chức mà bạn có thể tham khảo:

  • Quy mô: Số lượng tham gia càng lớn sẽ dẫn đến chi phi cao.
  • Địa điểm tổ chức: Tùy vào số lượng mà việc thuê địa điểm sẽ có chi phí khác nhau.
  • Các hoạt động mất phí như ảo thuật, diễn xiếc, múa lân,….
  • Dịch vụ đi kèm: MC chị Hằng và chú Cuội, đồ ăn thức uống, âm thanh ánh sáng,…
  • In ấn các ấn phẩm quảng cáo mang thương hiệu riêng của mình.

Để ước tính được chi phí. Bạn cần lập danh sách những hoạt động, hạng mục dịch vụ mình muốn có trong sự kiện trung thu. Tìm hiểu giá cả, so sánh với nhiều đơn vị khác nhau để có cái nhìn tổng quan hơn. Đặc biệt, luôn dành ra một khoảng khoảng 10% tổng ngân sách để dự trù cho những trường hợp phát sinh. Hãy lên kế hoạch chuẩn bị thật chi tiết và sớm để có một sự kiện trung thu ý nghĩa và tiết kiệm.

Nếu như không muốn đau đầu về giá cả, chi phí. Bạn có thể liên hệ đến các dịch vụ tổ chức trung thu trọn gói. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức hơn.

Chi phí tổ chức Trung Thu cho thiếu nhi
Chi phí tổ chức Trung Thu cho thiếu nhi

Tham khảo thêm: Dịch vụ tổ chức sự kiện chuyên nghiệp nhất tại Hà Nội

Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0867.12.8688

VietPower – Tổ chức sự kiện Trung thu chuyên nghiệp

Đến với VietPower bạn sẽ làm việc với quy trình tổ chức sự kiện trung thu một cách chuyên nghiệp, dễ dàng và thuận tiện nhất cho cả hai bên. Đồng thời cũng tối ưu ngân sách một cách đáng kể. Cùng xem quy trình tổ chức trung thu của VietPower dưới đây nhé:

1. Xác định đối tượng, mục tiêu

Đầu tiên bạn cần xác định 2 yếu tố chính:

  • Đối tượng: Gia đình, cộng đồng hay cho các thành viên trong doanh nghiệp. Có trẻ em hay không và trẻ em tầm độ tuổi nào.
  • Mục tiêu: Việc tổ chức sự kiện trung thu của bạn hướng tới điều gì. Ví dụ như gắn kết các thành viên trong gia đình,…
Xác định đối tượng, mục tiêu
Xác định đối tượng, mục tiêu

2. Lập kế hoạch tổ chức chi tiết

Trong một bản kế hoạch, bạn luôn luôn phải đảm bảo các hạng mục như:

  • Lựa chọn thời gian, địa điểm tổ chức hợp lý.
  • Dự trù ngân sách, chi phí cho chương trình sự kiện.
  • Lựa chọn chủ đề trung thu độc đáo và phù hợp.
  • Lựa chọn các hoạt động cho chương trình trung thu phù hợp với đối tượng của sự kiện.
  • Chuẩn bị đồ ăn, tiệc và luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Chuẩn bị quà tặng phù hợp sau khi tham gia xong sự kiện.
  • Trang trí, set up sân khấu và không gian sự kiện.

3. Chuẩn bị sự kiện

Sau khi lập xong kế hoạch tổ chức, bạn cần chuẩn bị sự kiện một cách sẵn sàng. Hãy checklist các công việc cụ thể để đảm bảo chương trình được diễn ra suôn sẻ. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ các thiết bị sự kiện cũng như kiểm tra chất lượng để đảm bảo an toàn cho ngày diễn ra chính thức. Đồng thời, bạn cũng cần phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận điều hành. Từ đó đảm bảo cho sự kiện trung thu được diễn ra trơn tru và thành công.

Chuẩn bị sự kiện
Chuẩn bị sự kiện

4. Thực hiện sự kiện

Tiếp đến, điều hành sự kiện trung thu theo đúng kế hoạch, kịch bản và timeline đã lập. Điều phối và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể phát sinh trong sự kiện.

5. Đánh giá sau sự kiện

Sau khi kết thúc sự kiện, hãy đánh giá tổng quan chương trình. Xem xem còn trục trặc, thiếu sót chi tiết nào? Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm để các sự kiện sau được diễn ra thành công, tốt đẹp hơn. 

Đánh giá sau sự kiện
Đánh giá sau sự kiện

Vừa rồi VietPower đã chia sẻ cho bạn tất tần tật về ngày Tết trung thu từ ý nghĩa đến cách tổ chức một cách bài bản như thế nào. Hy vọng rằng, những thông tin trên đã giúp ích được cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết đến đây. Nếu có nhu cầu tổ chức sự kiện, team building. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với VietPower theo thông tin dưới đây nhé!

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0243 9054 999 hoặc 0867 128 688

Website: https://viet-power.vn

Email: contact@viet-power.vn

Trụ sở chính: Tầng 4, Tòa nhà Hàn Việt – 203 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Chi nhánh Đà Nẵng: 87 Lê Thị Tính – An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng

Chi nhánh TP. HCM: tòa nhà Vincom Center – 72 Lê Thánh Tôn – P. Bến Nghé – Quận 1 – TP. HCM

Rate this page

Các hình thức Teambuilding

Tin nổi bật

Đăng ký tư vấn

""
1
Họ và tên*your full name
Số điện thoại*your full name
Nội dungmore details
0 /
Previous
Next
Tư vấn ngay 0867.12.8688