Phá cỗ Trung Thu là gì? Ý nghĩa và nét đẹp của phá cỗ Trung Thu

Phá cỗ Trung Thu được nhắc đến trong mỗi dịp Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết Đoàn Viên. Đây là một hoạt động đặc biệt trong ngày rằm tháng tám, thường rất được trẻ em mong chờ và háo hức. Tuy được coi là hoạt động truyền thống của Việt Nam trong dân gian nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc của phá cỗ trung thu và nó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của người dân Việt Nam. Mời các bạn hãy cùng VietPower tìm hiểu kiến thức thú vị đó qua bài viết dưới đây nhé!

Xem ngay: Tất tần tật về Tổ chức Trung thu cho thiếu nhi

Phá cỗ Trung Thu là gì?

Có thể nói rằng phá cỗ Trung Thu  là một phong tục lâu đời từ xa xưa của người dân Việt Nam được lưu truyền trong dân gian. Tại Việt Nam, phong tục này đã được khi chép lại trong cuốn “ Việt Nam Phong Tục” của Phan Kế Bính. Trong ngày tết Trung thu, các gia đình bày biện một mâm cỗ ngoài trời để cúng trăng và tế trời đất, cầu mong sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, cho mùa màng bội thu, cho sự như ý trong cuộc sống. Mâm cỗ đặc biệt này bao gồm bánh trung thu truyền thống, các loại bánh kẹo đẹp mắt. Ngoài ra mâm cỗ cũng không thể thiếu hoa quả hay còn gọi là mâm ngũ quả, với các loại trái cây theo mùa như bưởi, chuối, na, hồng xiêm,… được cắt tỉa và bày biện đẹp mắt. Xung quanh là những chiếc đèn lồng, đèn ông sao rực rỡ sắc màu. 

Phá cỗ trung thu là nét truyền thống từ xưa của dân tộc ta
Phá cỗ trung thu là nét truyền thống từ xưa của dân tộc ta

Sau khi trăng rằm đã lên cao sáng tỏ, đất trời tổ tiên cũng đã chứng giám cho lòng thành của con cháu qua các nghi thức cúng lễ. Giây phút được tất cả mọi người đặc biệt là trẻ em mong chờ háo hức nhất có lẽ là “phá cỗ”. Người lớn sẽ bê mâm cỗ xuống, tất cả trẻ em và mọi người ngồi xung quanh. Sau đó cùng nhau dỡ từng chiếc bánh trái, hoa quả ra chia cho từng thành viên trong gia đình và trẻ em thưởng thức. Dưới ánh trăng sáng của đêm rằm tháng tám, người lớn sẽ ngồi ăn bánh uống trà cùng nhau trò chuyện. Trẻ con vừa ăn bánh vừa rước đèn và hát vang những bài hát quen thuộc như “ Rước đèn ông sao”, “ Chú cuội cung trăng”,… 

Tìm hiểu thêm: Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu? Ý nghĩa của Tết Trung Thu

Ý nghĩa và nét đẹp của phá cỗ trung thu

1. Một phong tục tập quán tốt đẹp của Việt Nam

Có rất nhiều hoạt động, phong tục được tổ chức vào dịp Tết này. Và phá cỗ Trung Thu được lưu truyền trong nhân gian mỗi độ rằm tháng tám như một nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Đây được coi là một hoạt động không thể thiếu, và đem lại một không gian náo nhiệt, hoài niệm cho mọi người. 

Phá cỗ Trung Thu cũng gắn liền với sự tích chú Cuội cung trăng.Mỗi khi nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa. Ngày rằm tháng Tám là ngày trăng sáng nhất và hình ảnh cây đa chú Cuội được nhìn thấy rõ nhất vào ngày này.

Đây cũng là dịp để người lớn thấy được những hoài niệm cũ ngày xưa, còn trẻ em thì hiểu hơn những bài học về phong tục tập quán tốt. 

2. Cầu mong những điều tốt đẹp 

Một mâm cỗ được chuẩn bị chu đáo với đầy đủ bánh trái, hoa quả ngày rằm tháng tám được coi là tấm lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên, cúng tế đất trời. Cầu mong sức khỏe bình an cho mọi người, cầu sự viên mãn trong cuộc sống. Đặc biệt đối với những người nông dân, đây còn là dịp để cầu mong mưa thuận gió hòa, cầu mùa màng bội thu. 

Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ yên bình, thịnh trị. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ được mùa, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai. 

3. Là dịp đoàn viên 

Tết Trung Thu còn có một tên gọi khác là Tết Đoàn Viên. Đây là dịp các thành viên trở về nhà ăn bữa cơm ngày rằm. Con cháu về quê thăm ông bà, bố mẹ mang theo túi quà biếu thể hiện lòng hiếu thảo. Và ông bà, bố mẹ cũng tặng con cháu những món quà, bánh trái. Sau khi ăn xong bữa cơm đoàn viên, cả nhà sẽ cùng nhau quây quần bên mâm cỗ hoa quả, bánh kẹo. Cùng nhau phá cỗ, uống trà hàn huyên, trò chuyện. Trẻ em thì có dịp được trải nghiệm Tết Trung Thu ở quê nhà, và hiểu hơn về phong tục tốt đẹp này. 

Phá cỗ trung thu là dịp đoàn viên 
Phá cỗ trung thu là dịp đoàn viên 

Xem chi tiết: Mẫu kế hoạch tổ chức Trung Thu vui ý nghĩa nhất 2024

Các hoạt động trong đêm phá cỗ Trung Thu

1. Múa lân ( Múa sư tử) 

Múa lân là một đặc sản của ngày tết Trung Thu, được trẻ em và mọi người háo hức, mong chờ. Đây là hoạt động mang lại không khí náo nhiệt, đông vui trong ngày Tết Trung Thu. Hình ảnh con lân (sư tử) tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà. Đội múa lân thường gồm 3-5 người, 1 người đội đầu lân múa những điệu múa theo nhịp trống vui nhộn. Ngoài ra còn có những chú hề đi theo hai bên tay cầm chiêng, trống gõ theo nhịp. Đoàn múa lân đi trước, trẻ con người lớn chạy theo sau với vẻ mặt háo hức, thích thú. 

Múa lân ( Múa sư tử) 
Múa lân ( Múa sư tử) 

2. Rước đèn Trung thu

Vào đêm Trung thu ở Việt Nam, nhà nhà thả cá chép xuống hồ và treo nhiều loại đèn. Các lồng đèn được thiết kế độc lạ, đầy màu sắc, được trẻ con mang đi khắp xóm để vui chơi, làm rực rỡ khung cảnh dưới ánh trăng tròn.

Sau khi phá cỗ Trung Thu. Đám rước đèn sẽ nối đuôi nhau cùng thắp sáng đèn lồng, đèn ông sao rực rỡ sắc màu đi quanh khắp làng cùng tiếng cười nói và tiếng hát vang : “ Tùng dinh dinh … Tùng tùng tùng … dinh dinh” 

Rước đèn Trung thu
Rước đèn Trung thu

Chiếc đèn lồng Trung thu là hình ảnh gắn liền với những tuổi thơ của nhiều người dân Việt Nam. Đây là truyền thống tốt đẹp này sẽ mãi được lưu truyền đến hàng trăm năm qua những hoạt động ý nghĩa mỗi dịp rằm tháng tám.

3. Trò chơi dân gian 

Trong đêm trăng sáng ngày Trung Thu, trẻ em thường nô đùa ở góc sân, cùng nhau chơi các trò chơi dân gian như : Ô ăn quan, Bịt mắt bắt dê, Mèo đuổi chuột, … Tiếng cười đùa giòn tan rộn ràng cả một góc sân và khoảng trời. Ở một số địa phương, người ta cũng tổ chức những hội thi, ngày hội các trò chơi dân gian nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các em nhỏ, đồng thời gìn giữ những nét đẹp truyền thống của Việt Nam ta. 

Trò chơi dân gian 
Trò chơi dân gian 

Chúng tôi cung cấp: Dịch vụ tổ chức Trung Thu chuyên nghiệp trọn gói

Trong những năm gần đây, các gia đình, cơ quan, tổ chức đều chú trọng quan tâm và tổ chức hoạt động phá cỗ, văn nghệ cho các em nhỏ, đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn nhằm thể hiện tình cảm quan tâm, săn sóc dành cho thế hệ tương lai của đất nước. Dường như ngày tết Trung Thu đã trở thành tết của thiếu nhi. phá cỗ trung thu cũng là một nét đẹp trong văn hóa dân gian mà chúng ta cần trân trọng giữ gìn.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0243 9054 999 hoặc 0867 128 688

Website: https://viet-power.vn

Email: contact@viet-power.vn

Trụ sở chính: Tầng 4, Tòa nhà Hàn Việt – 203 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Chi nhánh Đà Nẵng: 87 Lê Thị Tính – An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng

Chi nhánh TP. HCM: tòa nhà Vincom Center – 72 Lê Thánh Tôn – P. Bến Nghé – Quận 1 – TP. HCM

Rate this post

Bài viết liên quan

Chủ đề quan tâm

Đăng ký tư vấn

""
1
Họ và tên*your full name
Số điện thoại*your full name
Nội dungmore details
0 /
Previous
Next
Tư vấn ngay 0867.12.8688