Trò chơi trong nhà cho trẻ tạo sự tiện lợi, giúp dễ dàng tổ chức ngay trong phòng học. Với những trò chơi trí tuệ nên được ưu tiên hàng đầu đối với lứa tuổi này. Qua đó giúp bé rèn luyện trí thông minh và các kỹ năng mềm khác. Sau đây là những trò chơi trong nhà cho bé giúp phát triển trí tuệ và thể chất.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 30 trò chơi team building cho trẻ em bổ ích giúp trẻ phát triển toàn diện
Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0867.12.8688
Mục lục
1. Nhìn hình đoán tên
Đạo cụ: Hình theo chủ đề mà các bé đã được học.
Số lượng người chơi: Không giới hạn.
Cách chơi: Các bé ngồi tại chỗ và hướng mắt lên khu vực của cô giáo. Sau đó, cô sẽ lần lượt đưa ra các hình ảnh lên bảng hoặc máy chiếu. Nhiệm vụ của các bé là giơ tay thật nhanh để xin trả lời. Nếu trả lời đúng thì sẽ nhận được một phần quà, còn sai thì nhường lượt trả lời cho các bạn khác trong lớp.
Mục đích: Trò chơi trong nhà cho trẻ hấp dẫn giúp phát triển khả năng trí tuệ. Đồng thời giúp trau dồi kiến thức và bổ sung thêm kiến thức mới trẻ.
2. Tìm lối thoát trong mê cung
Đạo cụ: Tờ giấy có in hình mê cung và bút màu.
Số lượng người chơi: Không giới hạn.
Cách chơi: Mỗi bé sẽ được phát đạo cụ và trên tờ giấy có đánh dấu điểm xuất phát. Nhiệm vụ của các bé là nhìn mê cung đó và tìm được lối thoát ra khỏi mê cung. Bằng cách dùng bút màu để vẽ đường di chuyển để cô giáo dễ dàng theo dõi. Những bé nào tìm được đường ra và thoát khỏi mê cung nhanh nhất sẽ nhận được phần quà hấp dẫn.
Mục đích: Trò giúp trẻ rèn luyện sự kiên trì, tính nhẫn nại trong mọi tình huống.
3. Tìm điểm khác biệt
Đạo cụ: Các cặp bức tranh gần giống nhau và chỉ có vài điểm khác biệt.
Số lượng người chơi: Chia thành các bằng nhau.
Cách chơi: Cô giáo sẽ trình những hình ảnh này lên và các nhóm sẽ tiến hành quan sát. Sau đó cùng nhau hội ý để đưa ra các điểm khác biệt trên hai bức tranh đó. Kết thúc thời gian, đội tìm được ra nhiều điểm khác biệt nhất là đội chiến thắng.
Mục đích: Rèn luyện khả năng quan sát và phán đoán tình huống. Giúp trẻ nhanh nhạy trong mọi tình huống và giải quyết một cách dễ dàng.
4. Trò chơi miêu tả con vật
Đạo cụ: Hình ảnh các con vật.
Số lượng người chơi: Chia thành 4 đội.
Cách chơi: Mỗi lượt chơi, các đội cử 1 thành viên lên để nhận hình ảnh con vật từ cô giáo. Nhiệm vụ của bé là dùng động tác cơ thể để miêu tả con vật này. Có thể học tiếng kêu của các con vật đó. Các thành viên còn lại sẽ quan sát và đưa ra đáp án về con vật được miêu tả. Nếu đoán đúng sẽ được cộng điểm và nhường lượt miêu tả sáng bạn khác. Hết thời gian đội trả lời đúng nhiều con vật nhất là đội chiến thắng.
Mục đích: Khám phá mức độ hiểu biết của trẻ đối với các đồ vật. Bên cạnh đó, còn rèn luyện khả năng giao tiếp.
5. Trò chơi vẽ tranh trên giấy
Đạo cụ: Giấy a4, màu vẽ, cọ.
Số lượng người chơi: Không giới hạn.
Cách chơi: Mỗi bé sẽ được phát đạo cụ và cô giáo sẽ đưa ra một chủ đề cụ thể. Dựa vào sự hiểu biết, trí tưởng tượng của các bé tiến hành vẽ tác phẩm của riêng mình. Các bé sẽ có một khoảng thời gian nhất định để tiến hành hoàn thành bức tranh. Sau đó sẽ trưng bày trước lớp và bé có thể miêu tả bức tranh mình vừa vẽ.
Mục đích: Giúp trẻ phát triển kỹ năng sáng tạo và cảm thấy thích thú hơn với mọi thứ xung quanh.
6. Đoán đồ vật
Đạo cụ: Đa dạng đồ vật (hoa quả, con vật,…), bịt mắt.
Số lượng người chơi: 5 – 7 bé/ lượt chơi.
Cách chơi: Cô giáo sẽ mời 5 – 7 bé lên khu vực chơi và tiến hành bịt mắt. Sau đó, cô sẽ đưa cho mỗi bé một đồ vật và dùng tay để cảm nhận đồ vật. Các bạn ở dưới có thể đưa ra các gợi ý để dễ dàng đoán ra. Bé tham gia phải dùng 2 tay mình của mình cảm nhận, có thể dùng khứu giác để ngửi. Sau đó sẽ đưa ra đáp án về đồ vật mình đang cầm. Bé nào trả lời đúng sẽ nhận được phần quà.
Mục đích: Kích thích sự tò mò của các bé đối với mọi thứ xung quanh. Đồng thời tăng cường sự cảm nhận của bé đối với mọi đồ vật.
7. Trò chơi điền từ
Đạo cụ: Các từ đầy đủ và bị thiếu 1 chữ cái, hoặc cụm từ có thể thiếu 2 chữ cái.
Số lượng người chơi: Không giới hạn
Cách chơi: Cô giáo đưa ra từng từ bị biếu các chữ cái để các bé theo dõi. Nhiệm vụ của trẻ là quan sát và tìm ra chữ cái còn thiếu. Các bé sẽ phải giơ tay để trả lời, đồng thời đọc chữ cái còn thiếu đó. Nếu trả lời đúng thì được nhận phần quà, sai thì chuyển lượt trả lời cho bạn khác.
Mục đích: Trò chơi trong nhà cho trẻ giúp khai phá trí tuệ, nhận biết được các chữ cái.
8. Trò chơi đố vui có thưởng
Đạo cụ: Không cần đạo cụ
Số lượng người chơi: Không giới hạn
Cách chơi: Cô giáo sẽ là người đưa ra câu đố và các bé ở dưới lắng nghe. Sau khi cô đọc xong câu đó thì các bé suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Bé nào biết câu trả lời sẽ giơ tay xung phong trả lời và nói ra đáp án đó. Nếu trả lời đúng sẽ nhận được phần quà, còn sai thì nhường cho bạn khác. Các bé sẽ được giơ tay nhiều lần để xin trả lời 1 câu hỏi và cho đến khi tìm được ra đáp án chính xác.
Mục đích: Trò chơi kích thích khả năng phát triển trí não của trẻ. Đồng thời giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp.
9. Trò chơi ghép tranh theo mẫu
Đạo cụ: Bộ tranh xếp hình đa dạng chủ đề (phù hợp với độ tuổi của trẻ)
Số lượng người chơi: Chia trẻ thành 4 đội
Cách chơi: Mỗi đội sẽ được phát bộ tranh xếp hình và kèm theo mẫu hình. Nhiệm vụ của các đội là cùng nhau tiến hành ghép thành bức tranh hoàn chỉnh y như mẫu. trong quá trình ghép tranh cô giao sẽ có chỉ dẫn để các bé hiểu rõ hơn. Và đội hoàn thành sớm nhất sẽ nhận được phần quà.
Mục đích: Giúp trẻ quan sát và ghi nhớ lâu hơn. Đồng thời vận dụng nó vào trong các ghép tranh. Ngoài ra, khuyến khích trẻ làm việc nhóm một cách hiệu quả.
10. Trò chơi đếm số
Đạo cụ: Các con số từ 0 đến 9 tách rời
Số lượng người chơi: Không giới hạn
Cách chơi: Cô giáo gắn các con con số lên bảng để các em đọc. Dần dần sẽ tăng mức độ khó bằng cách ghép các số lại với nhau. Và các bé phải phải đọc và đánh vần được cặp số đó.
Mục đích: Rèn luyện trí tuệ cho các bé giúp nhận biết chữ số. Ngoài ra kích thích tăng cường trí não và khả năng ghi nhớ của trẻ.
Có thể bạn sẽ cần: Top 15 trò chơi team building trong lớp học bổ ích thú vị dành cho trẻ
11. Phân loại đồ vật
Đạo cụ: Các đôi tất mới, thú bông, lego xếp hình nhiều màu sắc và kích thước.
Số lượng người chơi: Chia trẻ thành 4 đội tham gia
Cách chơi: Mỗi đội sẽ được phát đạo cụ và tất cả các đồ vật trong đó bị trộn lẫn với nhau. Nhiệm vụ của các bé là cùng nhau tiến hành phân loại các đồ vật đó theo kích thước, màu sắc, hình dạng,… Các đội sẽ có khoảng thời gian nhất định và sau đó cô giáo sẽ là người kiểm tra.
Mục đích: Trò chơi giúp trẻ nhận diện được các đồ vật và màu sắc.
12. Tìm địa danh, đồ vật theo bảng chữ cái
Đạo cụ: Không đạo cụ
Số lượng người chơi: Không giới hạn
Cách chơi: Cô giao sẽ đưa chữ cái bất kỳ trong bảng chữ cái. Nhiệm vụ của trẻ là liệt kê tất cả đồ vật có chứa chữ cái đó (chữ cái phải ở đầu). Các bé phải tiến hành xung phong giơ tay để đưa ra các đáp án. Trẻ trả lời đúng sẽ được cộng điểm, sai thì đến bạn khác (mỗi lần giơ tay chỉ được trả lời 1 lần).
Mục đích: Trang bị kiến thức cho các bé và kích thích phát triển trí não của bé. Qua đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để phát triển toàn diện cho trẻ.
13. Trò chơi thần đồng toán học
Đạo cụ: Phép tính cộng, trừ đơn giản.
Số lượng người chơi: Không giới hạn
Cách chơi: Cô giáo sẽ đưa ra các phép tính cộng hoặc trừ. Các bé có nhiệm vụ là thực hiện các phép tính đó một cách nhanh nhất. Sau đó giơ tay để trả lời câu hỏi. Bên cạnh đó cô có thể biến tấu các tính bằng cách đồ vật cụ thể. Ví dụ có 5 quả cam và cho bạn 1 quả cam thì bé còn lại bao nhiêu,..
Mục đích: Trò chơi trí tuệ giúp các bé làm quen với toán học. Thông qua đó, trẻ nâng cao khả năng tư duy và nhanh nhạy đối với các con số.
14. Trò chơi lắp ráp
Đạo cụ: Bộ đồ chơi ghép hình
Số lượng người chơi: Không giới hạn
Cách chơi: Mỗi bé sẽ nhận được một số đạo cụ nhất định. Nhiệm vụ của trẻ là lắp ráp thành đồ vật, con vật bất kỳ mà bé yêu thích. Sau khi tất cả các bé làm xong sẽ để các bạn đoàn đó là đồ vật gì. Những tác phẩm mà tất cả các bạn trong lớp đều nhận ra thì bé đó sẽ nhận được phần quà từ cô giáo.
Mục đích: Trò chơi trong nhà phổ biến đối với trẻ, qua đó khai phá được sự sáng tạo. Đồng thời còn giúp trẻ dễ dàng nhận biết được màu sắc.
15. Trò chơi âm nhạc
Đạo cụ: Nhạc cụ Đàn Gõ Xylophone theo các nốt nhạc
Số lượng người chơi: Không giới hạn
Cách chơi: Cô giáo sẽ phát đạo cụ cho các bé và yêu cầu các bé trật tự. Sau đó cô sẽ gõ một nốt nhạc bất kỳ, trẻ nghe và thực hiện lại sao cho đúng. Mỗi lượt chỉ khoảng 3 -5 bé để dễ kiểm soát. Bé nào mà gõ đúng nốt nhạc mà cô đưa ra thì nhận phần quà.
Mục đích: Trò chơi trong nhà cho trẻ giúp phát triển tư duy, khả năng tập trung. Không những thế còn khơi dậy yêu thích đối với âm nhạc của trẻ.
Đừng bỏ lỡ: Tổng hợp 20+ trò chơi ngoài trời cho trẻ em được yêu thích hiện nay
Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0867.12.8688
Trên đây top 15 trò chơi trong nhà mà VietPower chia sẻ đến bậc phụ huynh và nhà trường. Với những trò trí tuệ trên không đơn thuẩn chỉ giúp giải trí mà còn loognf ghép các bài học rèn luyện cho trẻ. Hy vọng với những gợi ý này có thể áp dụng tổ chức cho trẻ, qua đó mang đến hiệu quả cao. Ngoài những trò chơi trong nhà thì bạn có thể tham khảo thêm trò chơi ngoài trời mà chúng tôi cung cấp. Chúc các bé có những buổi vui chơi thật bổ ích.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0243 9054 999 hoặc 0867 128 688
Website: https://viet-power.vn
Email: contact@viet-power.vn
Trụ sở chính: Tầng 4, Tòa nhà Hàn Việt – 203 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Chi nhánh Đà Nẵng: 87 Lê Thị Tính – An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng
Chi nhánh TP. HCM: tòa nhà Vincom Center – 72 Lê Thánh Tôn – P. Bến Nghé – Quận 1 – TP. HCM
Tôi là Tùng Cầu Hồ, hiện đang là người sáng lập CÔNG TY CỔ PHẦN SỰ KIỆN VIETPOWER. Xuất thân là một hướng dẫn viên/MC với gần 10 năm kinh nghiệm trong nghề, tôi hiểu được mong muốn và nhu cầu của khách hàng trong các chương trình sự kiện – Team Building. Trải nghiệm của khách hàng là thứ mà tôi luôn đi tìm giải pháp tốt nhất. Và thương hiệu VietPower ra đời, trở thành địa chỉ uy tín tin cậy của rất nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn nhỏ qua các sự kiện và chương trình team building gắn kết đồng đội. VietPower luôn đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn nghề nghiệp cho nhân sự để đem đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.