Top 15 trò chơi team building trong lớp học hay nhất

Trò chơi team building trong lớp học là cách rèn luyện kỹ năng cho con trẻ rất năng động và sáng tạo. Bạn có tò mò các trò chơi đó là gì không? VietPower chia sẻ cho bạn 15 trò chơi team building lớp học hay nhất, cùng tìm hiểu nhé!

banner-teambuilding-2024

Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0867.12.8688

Tham khảo ngay: Cách tổ chức team building chuyên nghiệp cho công ty

Top 15 trò chơi team building trong lớp học hay nhất

Team building trong lớp học là những hoạt động, thử thách gắn kết tình thần đồng đội. Thông qua những trò chơi vui nhộn, trí tuệ này các bạn học sinh còn được kích thích sự sáng tạo, tư duy. Để không khí diễn ra sôi động nhất, VietPower gợi ý cho bạn 15 trò chơi team building lớp học dưới đây:

1. Khởi động đứng, ngồi, nằm, ngủ

– Dụng cụ hỗ trợ: Loa.

– Số lượng người chơi: Không giới hạn.

– Cách chơi: 

  • Xếp các bạn nhỏ thành vòng tròn.
  • Quản trò sẽ là người hô các khẩu hiệu “đứng”, “ngồi”, “nằm” hoặc “ngủ”. Các bạn nhỏ sẽ phải phải làm theo hiệu lệnh đó.
  • Quản trò có thể nói những động tác ngược lại khẩu hiệu đúng để đánh lừa.
  • Bạn nhỏ nào làm sai sẽ bị phạt với hình thức vui nhộn như: Thực hiện một điệu nhảy, bắt chước 5 chuyển động của động vật,…

– Mục đích của trò chơi: Phần khởi động này sẽ giúp kích thích khả năng lắng nghe, quan sát cho trẻ.

Tìm hiểu thêm: 50+ trò chơi team building Đỉnh nhất

Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0867.12.8688

2. Trò chơi anh em đoàn kết

– Dụng cụ hỗ trợ: Không có.

– Số lượng người chơi: Không giới hạn.

– Cách chơi: 

  • Các bạn sẽ được đứng thành vòng tròn, khoác tay lên vai nhau.
  • Nguyên tắc khi quản trò sẽ hô khẩu hiệu:
  • Anh: Cả lớp đồng thời nhảy lên phía trước và hô “Tiến”.
  • Em: Cả lớp đồng thời nhảy lùi lại một bước phía sau và hô “Lùi”
  • Đoàn: Cả lớp đồng thời nhảy sang phải một bước và hô “Phải”.
  • Kết: Cả lớp đồng thời nhảy sang trái một bước và hô “Trái”.
  • Khi nắm được nguyên tắc hô khẩu hiệu, quản trò sẽ hô các câu khác nhau như: “anh em đoàn kết”, “anh em kết đoàn”, “anh đoàn em kết”, “kết kết đoàn em”,…. hoặc có thể sáng tạo thêm cách hô.
  • Nhiệm vụ của các bạn học sinh là phải nhảy và hô đúng theo khẩu lệnh của quản trò.
  • Nếu có ai làm sai sẽ là bị loại ra khỏi vòng tròn.

– Mục đích của trò chơi: Tăng tinh thần đoàn kết, giúp các bạn có phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt hơn.

3. Mảnh ghép cuối cùng

– Dụng cụ hỗ trợ: Những mảnh ghép của bức tranh, nam châm.

– Số lượng người chơi: Chia đội chơi, mỗi đội chơi khoảng 6-7 bạn.

– Cách chơi:

  • Chia các bạn nhỏ thành đội chơi, sau đó phát cho mỗi đội những mảnh ghép tương ứng với số lượng thành viên.
  • Các bạn nhỏ sẽ có 2 phút để thảo luận.
  • Hết 2 phút, lần lượt từng bạn nhỏ sẽ đem mảnh ghép lên bảng ghép thành một bức tranh hoàn chỉnh.
  • Lưu ý, mỗi lần ghép sai đội đó sẽ bị mất đi một lượt lên ghép tranh.
  • Nếu đội nào ghép xong tranh trong thời gian sớm nhất sẽ giành được chiến thắng.

– Mục đích của trò chơi: Trò chơi mảnh ghép cuối cùng khiến trẻ được tập trung, tư duy và phát huy sự nhanh nhẹn trong lúc làm việc nhóm.

Tìm hiểu thêm: Cách tổ chức team building học sinh HOT nhất

Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0867.12.8688

4. Quan sát nhanh

– Dụng cụ hỗ trợ: Một chiếc bàn, khăn, giấy bút cho mỗi đội và khoảng 20 đồ vật khác nhau.

– Số lượng người chơi: Chia đội mỗi đội từ 5 – 6 bạn.

– Cách chơi:

  • Trước khi vào trò chơi, bạn phải chuẩn bị khoảng 20 – 30 món đồ vật khác nhau trên bàn. Sau đó che kín đồ vật bằng cách phủ khăn kín.
  • Mỗi đội sẽ được phát giấy bút.
  • Để bầu không khí thêm sôi động, quản trò sẽ cho tất cả hát một bài hát. 
  • Tiếp đến, quản trò sẽ mở khăn và cho các đội chơi quan sát và ghi nhớ đồ vật trong vòng 30 – 40 giây.
  • Sau khi thời gian quan sát ghi nhớ kết thúc, quản trò che lại đồ vật.
  • Mỗi đội chơi sẽ phải ghi nhớ những đồ vật có trên bàn để viết lại các tên đồ vật vào giấy. Đội nào ghi được tên đồ vật nhiều và đúng nhất sẽ giành được chiến thắng.

– Mục đích của trò chơi: Giúp các bạn rèn luyện khả năng ghi nhớ.

5. Sờ tay đoán vật 

– Dụng cụ hỗ trợ: 2 thùng giấy (hoặc nhựa tối màu), mỗi thùng có một mặt là kính trong, đa dạng các đồ vật để đoán.

– Số lượng người chơi: Mỗi lượt chơi có 2 cặp đội thách đấu với nhau, mỗi đội có 2 người. 

– Cách chơi:

  • Mỗi cặp chơi sẽ đứng đằng sau và hướng về phía thùng giấy. Mặt có kính sẽ quay xuống phía dưới mọi người theo dõi.
  • Trong mỗi hộp giấy chứa khoảng từ 10 – 15 đồ vật khác nhau. 
  • Người chơi chỉ được dùng tay để nhận biết đồ vật.
  • Hai cặp đội thách đấu với nhau trong khoảng 3 phút đến 3 phút rưỡi để đoán tên đồ vật.
  • Đội nào đoán được nhiều đồ vật nhất sẽ là đội chiến thắng trò chơi.

– Mục đích của trò chơi: Rèn luyện khả năng nhận biết đồ vật, phản xạ nhanh. Đồng thời cũng gây tiếng cười sảng khoái sau những giờ học căng thẳng cho các bạn.

 trò chơi team building trong lớp học hay nhất
Trò chơi sờ tay đoán vật trong lớp học

6. Đi chợ tính tiền 

– Dụng cụ hỗ trợ: Không có.

– Số lượng người chơi: Không giới hạn.

– Cách chơi:

  • Mỗi bạn học sinh sẽ được ấn định giá tiền. Ví dụ các bạn nam là 500 đồng và các bạn nữ là 1.000 đồng.
  • Sau khi được nghe ấn định giá, quản trò sẽ hô ra số tiền. Ví dụ là “Đi chợ mua tôm mua cá hết 3.000 đồng”.
  • Lúc này, các bạn học sinh sẽ phải tụ lại một nhóm để tổng số tiền phải bằng 3.000 đồng. Ví dụ nhóm tụ lại sẽ có 3 nữ hoặc 6 nam hay 2 nữ 2 nam,… chỉ cần nhóm bạn đủ 3.000 đồng.
  • Quản trò có thể cân đối số lượng nam, nữ để hô các khẩu lệnh giá tiền nhiều lần như: 2.500 đồng, 4.000 đồng, 3.500 đồng,…
  • Những bạn trụ lại lâu nhất sẽ là người chiến thắng.

– Mục đích của trò chơi: Tạo bầu không khí vui tươi, tăng khả năng tính toán nhạy bén và quan sát tình huống cho các bạn.

7. Chiếc ghế cuối cùng

– Dụng cụ hỗ trợ: Ghế ngồi, file nhạc vui vẻ.

– Số lượng người chơi: Cả lớp hoặc không giới hạn.

– Cách chơi:

  • Xếp các bạn nhỏ thành một vòng tròn, ở giữa xếp những chiếc ghế nhưng bỏ đi 1 – 2 chiếc không đủ cho số lượng người chơi.
  • Khi nhạc được phát lên, các bạn sẽ nhún nhảy, hát theo và di chuyển xung quanh vòng ghế.
  • Nhạc dừng, người chơi phải nhanh chóng ngồi vào ghế. Nếu như không ai ngồi được vào ghế sẽ là người bị loại.
  • Nếu bạn nào trụ được lại với chiếc ghế cuối cùng sẽ giành chiến thắng trò chơi.

– Mục đích của trò chơi: Thông qua trò chơi chiếc ghế cuối cùng các bạn nhỏ sẽ được phát triển kỹ năng quan sát và phản ứng nhanh nhạy trong tình huống.

8. Chuyền chanh khéo léo 

– Dụng cụ hỗ trợ: Thìa, quả chanh, rổ.

– Số lượng người chơi: Chia thành các đội, mỗi đội sẽ có từ 5 – 7 thành viên.

– Cách chơi:

  • Mỗi đội sẽ xếp thành hàng thành một hàng dọc.
  • Từng thành viên của mỗi đội sẽ ngậm một chiếc thìa, nhiệm vụ của các bạn là phải đưa quả chanh từ đầu hàng xuống cuối hàng.
  • Lưu ý, nếu thành viên trong đội làm rơi quả chanh sẽ phải bắt đầu chuyền lại từ đầu. Đặc biệt không được dùng tay trong quá trình chuyền chanh.
  • Trong thời gian 5 phút, đội nào truyền được nhiều chanh nhất sẽ là đội chiến thắng.

– Mục đích của trò chơi: Rèn luyện khả năng khéo léo, kiên nhẫn và tăng tinh thần đồng đội của mỗi thành viên.

9. Ai là triệu phú phiên bản mini

– Dụng cụ hỗ trợ: 2 chiếc ghế lớn, bộ câu hỏi.

– Số lượng người chơi: khoảng 10 – 15 người chơi.

– Cách chơi: 

  • Quản trò sẽ cho đưa ra những câu hỏi khởi động cho 10 – 15 người chơi tham dự. 
  • Ai là người trả lời được đúng và nhanh nhất sẽ được ngồi vào “ghế nóng”.
  • Người chơi được ngồi “ghế nóng” sẽ tiếp tục lần lượt trả lời các bộ câu hỏi theo mức 5-10-15 và có những trợ giúp đi kèm. 
  • Trả lời đến các mức tương ứng cuối cùng, người chơi sẽ được nhận một phần quà.

– Mục đích của trò chơi: Thử thách sự thông minh, nhanh nhạy của các bạn qua những kiến thức.

10. Ném đậu vào ly

– Dụng cụ hỗ trợ: Bàn, ly (cốc) đựng, hạt đậu.

– Số lượng người chơi: Chia đội, mỗi đội sẽ có 5 thành viên.

– Cách chơi:

  • Mỗi đội xếp thành một hàng dọc thẳng hàng.
  • Cốc đựng đậu sẽ được đặt ở trên bà đích cách vị trí ném từ 1,5m đến 2m.
  • Khi có khẩu hiệu bắt đầu, mỗi thành viên trong đội sẽ bốc một nắm đậu vừa phải rồi ném vào trong ly. Sao cho trong ly có nhiều hạt đậu nhất có thể.
  • Trò chơi sẽ diễn ra trong 3 phút, đội nào có nhiều đậu trong ly nhất sẽ giành chiến thắng.

– Mục đích của trò chơi: Trò chơi giúp các bạn cải thiện sự quan sát, khéo kéo phối hợp với nhau trong làm việc nhóm.

 trò chơi team building trong lớp học hay nhất
Trò chơi chuyền chanh khéo léo

11. Tin tưởng tuyệt đối

– Dụng cụ hỗ trợ: Khăn bịt mắt, các đồ dùng làm chướng ngại vật.

– Số lượng người chơi: Chia đội, mỗi đội có khoảng 5-6 thành viên tham gia.

– Cách chơi:

  • Đầu tiên, bố trí các chướng ngại vật trong phòng học.
  • Mỗi đội chọn ra một người đội trưởng, còn lại sẽ phải đeo bịt mắt và đặt tay lên vai người phía trước.
  • Lúc này, đội trưởng có nhiệm vụ phải dẫn dắt đồng đội vượt qua chướng ngại vật và không được chạm vào.
  • Lưu ý, nếu vướng vào chướng ngại vật sẽ phải đi lại từ đầu.
  • Đội nào vượt chướng ngại vật và về đích trong thời gian nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.

– Mục đích của trò chơi: Góp phần bầu không khí vui nhộn. Đồng thời phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm.

12. Ngửi đồ đoán vật

– Dụng cụ hỗ trợ: Khăn bịt mắt, đồ vật để đoán (đồ ăn, trái cây,… những đồ có mùi).

– Số lượng người chơi: Không giới hạn.

– Cách chơi:

  • Người chơi sẽ được bịt mắt, chỉ được dùng khứu giác để nhận biết đồ vật cần đoán.
  • Trong khoảng 3 phút, ai đoán được nhiều đồ vật sẽ là người giành được chiến thắng.

– Mục đích của trò chơi: Rèn luyện nhạy bén của khứu giác, khả năng nhận biết đồ vật cho các bạn nhỏ. Trò chơi cũng rất phù hợp cho những em nhỏ học mẫu giáo.

13. Thử thách bóng bay

– Dụng cụ hỗ trợ: Rổ nhựa, bóng bay.

– Số lượng người chơi: Chia đội, mỗi đội có từ 5-6 thành viên tham gia.

– Cách chơi:

  • Mỗi đội chơi sẽ cử từng người lên chơi.
  • Khi có khẩu hiệu trò chơi bắt đầu, người chơi sẽ dùng miệng thổi bóng bay làm sao cho bóng bay di chuyển về phía rổ nhựa cuối đích.
  • Nếu trong trường hợp, bóng bay bị chạm đất. Bạn sẽ phải quay lại làm từ đầu.
  • Trong vòng 5 phút, đội nào đưa bóng về rổ được nhiều nhất sẽ giành được chiến thắng.

– Mục đích của trò chơi: Thử thách bóng bay giúp các bạn nhỏ rèn luyện được tính kiên nhẫn, khéo léo. Đồng thời tăng khả năng sáng tạo cho trẻ.

14. Nhanh như chớp

– Dụng cụ hỗ trợ: Chùm câu hỏi đố mẹo vui vẻ. 

– Số lượng người chơi: Số lượng không giới hạn.

– Cách chơi:

  • Quản trò sẽ đưa ra những câu đố mẹo hài hước được xây dựng trên những kiến thức đã học tại trường.
  • Thành viên nào có câu trả lời nhanh và chính xác nhất sẽ nhận được một phần quà nho nhỏ của ban tổ chức.

Mục đích của trò chơi: Rèn luyện tính phản xạ, ôn lại kiến thức cho trẻ.

15. Tập làm họa sĩ

– Dụng cụ hỗ trợ: Giấy trắng, màu vẽ, khung tranh (nếu có).

– Số lượng người chơi: Chia đội, mỗi đội khoảng 4-5 bạn,

– Cách chơi:

  • Khi có hiệu lệnh bắt đầu trò chơi, mỗi đội sẽ có 5 phút thảo luận về chủ đề, ý tưởng vẽ tranh.
  • Mỗi đội sẽ vẽ trong vòng 30 phút – 1 tiếng.
  • Ban tổ chức sẽ chấm điểm theo tiêu chí: sáng tạo và thẩm mỹ.
  • Kết thúc, đội nào được cao điểm nhất sẽ nhận được phần quà ý nghĩa từ ban tổ chức.
 trò chơi team building trong lớp học hay nhất
Trò chơi chiếc ghế cuối cùng vui nhộn

Mời bạn tham khảo thêm 30+ trò chơi team building trong nhà vui nhộn nhất

Lưu ý khi tổ chức trò chơi team building trong lớp học

Tổ chức trò chơi team building trong lớp học mang lại nhiều lợi ích cho việc tương tác, học tập của học sinh. Tuy nhiên, khi tổ chức trong một không gian có hạn chế như lớp học, bạn cần lưu ý một số chi tiết như sau:

1. Lựa chọn trò chơi phù hợp

Vì đối tượng là các bạn học sinh nên bạn cần chọn những trò chơi team building phù hợp với lứa tuổi. Đảm bảo các trò chơi vẫn mang lại sự tương tác, rèn luyện kỹ năng phát triển bản thân. Đồng thời cũng cân nhắc đến vấn đề an toàn, không gian, thời gian trong lớp học.

2. Đảm bảo sự công bằng

Thiết kế các trò chơi team building sao cho tất cả học sinh đều có thể tham gia, đóng góp. Không nên tạo sự cạnh tranh quá cao dẫn đến phân biệt đối xử trong môi trường học đường. Chắc chắn rằng, các bạn nhỏ tham gia được thoải mái và hoạt động công bằng.

3. Tạo không gian an toàn

Luôn luôn phải đề cao tính an toàn khi tổ chức trò chơi team building trong lớp học. Kiểm tra, loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn như: không gian chật hẹp, có đồ vật sắc nhọn,…

4. Luôn có sự giám sát của người lớn

Để đảm bảo an toàn cao nhất cho hoạt động team building được diễn ra hiệu quả nhất. Chương trình nên có sự giám sát, lãnh đạo từ giáo viên và người tổ chức. Không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp định hướng, hỗ trợ được các bạn nhỏ trong quá trình tham gia.

Lưu ý khi tổ chức trò chơi team building trong lớp học
Lưu ý khi tổ chức trò chơi team building trong lớp học

Vừa rồi là bài viết về Top 15 trò chơi team building trong lớp học hay nhất. Hy vọng rằng, bạn đã có thể chọn ra những trò chơi vui nhộn ở bài viết trên để tổ chức team building lớp học thành công nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi, chúc bạn một ngày may mắn.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0243 9054 999 hoặc 0867 128 688

Website: https://viet-power.vn

Email: contact@viet-power.vn

Trụ sở chính: Tầng 4, Tòa nhà Hàn Việt – 203 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Chi nhánh Đà Nẵng: 87 Lê Thị Tính – An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng

Chi nhánh TP. HCM: tòa nhà Vincom Center – 72 Lê Thánh Tôn – P. Bến Nghé – Quận 1 – TP. HCM

Rate this post

Bài viết liên quan

Chủ đề quan tâm

Đăng ký tư vấn

""
1
Họ và tên*your full name
Số điện thoại*your full name
Nội dungmore details
0 /
Previous
Next
Tư vấn ngay 0867.12.8688