Các mẫu kịch bản tổ chức sự kiện chuyên nghiệp nhất 2024

Kịch bản tổ chức sự kiện là yếu tố tạo nên sự thành công của chương trình sự kiện. Nếu như bạn vẫn chưa biết phải viết kịch bản tổ chức sự kiện sao cho hấp dẫn. Hãy cùng VietPower tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây! 

Tìm hiểu: Quy trình các bước tổ chức sự kiện thành công

Tại sao cần có kịch bản tổ chức sự kiện?

Kịch bản tổ chức sự kiện là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự kiện. Nó được coi là bản công việc nêu rõ chi tiết, hoạt động được diễn ra trong sự kiện. Dưới đây là một số lý do vì sao bạn cần có kịch bản tổ chức sự kiện chi tiết:

1. Đảm bảo sự kiện diễn ra thuận lợi

Việc sở hữu kịch bản tổ chức sự kiện sẽ giúp bạn đảm bảo chương trình, hoạt động được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn. Mỗi hoạt động từ khâu mở đầu đến khi kết thúc đều sẽ được lên kế hoạch cụ thể. Giúp bạn tránh được các sai sót không đáng có. Ngoài ra, kịch bản sự kiện sẽ phân công công việc rõ ràng. Mỗi thành viên sẽ biết rõ nhiệm vụ của mình, giúp mọi người được phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả hơn. Hơn hết còn kiểm soát các hoạt động theo trình tự cụ thể theo thời gian, diễn ra theo đúng tiến độ.

Kịch bản tổ chức sự kiện đảm bảo sự kiện diễn ra thuận lợi
Kịch bản tổ chức sự kiện đảm bảo sự kiện diễn ra thuận lợi

2. Tăng sự chuyên nghiệp

Khi đã chuẩn bị kịch bản chi tiết, kỹ lưỡng bạn sẽ được đánh giá cao và chuyên nghiệp trong ban tổ chức. Đồng thời, đảm bảo sự kiện diễn ra được trôi chảy và gây ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách mời. Không những vậy, thương hiệu của doanh nghiệp tổ chức cũng tăng độ thiện cảm với cộng đồng nhờ sự chuyên nghiệp này.

3. Điều chỉnh dễ dàng

Khi chuẩn bị kịch bản, bạn cũng có thể thay đổi, điều chỉnh linh hoạt các chi tiết trong kịch bản. Điều này sẽ giúp sự kiện đi theo hướng phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể kiểm soát tình huống trong các trường hợp phát sinh sự cố. Giúp bạn nhanh chóng đưa ra quyết định, xử lý tình huống một cách nhanh chóng.

Kịch bản tổ chức sự kiện dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu khách hàng
Kịch bản tổ chức sự kiện dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu khách hàng

4. Đánh giá được hiệu quả mang lại

Sau khi chương trình sự kiện kết thúc, bạn có thể so sánh các kết quả thực tế và với kịch bản. Điều này sẽ đánh giá hiệu quả của từng hoạt động trong chương trình sự kiện. Từ đó, bạn có thể rút ra những kinh nghiệm, bài học cho các lần tổ chức sự kiện tiếp theo.

5. Quản lý ngân sách hiệu quả

Lý do cuối cùng vì sao bạn nên cho kịch bản chương trình tổ chức sự kiện đó là quản lý ngân sách hiệu quả. Một kịch bản tốt sẽ giúp bạn dự trù được các chi phí cho hạng mục. Đảm bảo không phát sinh những chi phí, ngân sách cho hạng mục không cần thiết. Ngoài ra, việc phân bổ một ngân sách hợp lý cũng là cách để bạn tối ưu hóa chi phí cho chương trình sự kiện.

Kịch bản sự kiện chi tiết các hạng mục giúp bạn quản lý ngân sách tốt hơn
Kịch bản sự kiện chi tiết các hạng mục giúp bạn quản lý ngân sách tốt hơn

Gợi ý: 13 ý tưởng tổ chức sự kiện độc đáo và sáng tạo nhất 

Quy trình xây dựng kịch bản tổ chức sự kiện

Việc xây dựng kịch bản tổ chức sự kiện là điều kiện “then chốt” để đảm bảo chương trình sự kiện được diễn ra thành công. Dưới đây là quy trình chi tiết xây dựng kịch bản tổ chức sự kiện mà bạn có thể tham khảo:

1. Xác định mục tiêu và đối tượng của sự kiện

Trước hết, bạn cần xác định mục tiêu của chương trình sự kiện. Bạn đang muốn đạt được những gì qua việc tổ chức sự kiện này? Mục tiêu về chương trình có thể là truyền thông thương hiệu, ra mắt sản phẩm mới,… hoặc tạo không khí vui vẻ cho mọi người. Bạn cũng có thể sử dụng mô hình SMART để lập mục tiêu một cách rõ ràng và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, việc xác định đối tượng tham gia sự kiện cũng quan trọng. Việc này sẽ khiến bạn hiểu rõ đối tượng bạn đang nhắm đến và lựa chọn hoạt động phù hợp. 

2. Lựa chọn ý tưởng, chủ đề sự kiện

Tiếp theo việc lựa chọn ý tưởng và chủ đề sự kiện sẽ giúp bạn đảm bảo xuyên suốt chương trình có sự tổng thể, liền mạch. Về ý tưởng, bạn nên tìm kiếm và lựa chọn những ý tưởng độc đáo, hấp dẫn để tạo điểm nhấn trong sự kiện. Quá đó, bạn sẽ chốt được chủ đề phù hợp với nhu cầu của khách hàng đối với sự kiện của họ.

Càn phải lên ý tưởng chủ đề phù hợp với mục đích sự kiện đưa ra
Càn phải lên ý tưởng chủ đề phù hợp với mục đích sự kiện đưa ra

3. Xây dựng kế hoạch chi tiết 

Để kịch bản được diễn ra đầy đủ, rõ ràng bạn không thể bỏ qua bước xây dựng kế hoạch. Trong đó, các hạng mục này bạn cần chú ý hơn cả, bao gồm:

  • Thời gian, địa điểm tổ chức: Xác định thời gian diễn ra sự kiện và địa điểm tổ chức phù hợp với quy mô, tính chất của chương trình sự kiện.
  • Ngân sách: Hãy lập bảng dự toán chi phí chi tiết cho từng từng hạng mục mà bạn cần sử dụng. Ví dụ như địa điểm, hệ thống âm thanh ánh sáng,….
  • Lập danh sách khách mời và gửi thư mời trước khi sự kiện được diễn ra.
  • Xây dựng một danh sách bao quát các hoạt động có thể diễn ra trong chương trình. Mỗi hoạt động sẽ có người phụ trách, thời gian diễn ra hay các yêu cầu về trang thiết bị.
  • Timeline sự kiện: Lập một bảng thời gian biểu chi tiết cho từng hoạt động. Điều này sẽ giúp sự kiện được diễn ra theo đúng tiến độ.

4. Kiểm tra điều chỉnh

Cuối cùng, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng lại kịch bản đảm bảo không có gì sai sót. Bên cạnh đó, luôn luôn sẵn sàng điều chỉnh kịch bản khi có bất kỳ thay đổi nào có thể xảy ra. Nhìn chung, khâu kiểm tra điều chỉnh kịch bản cũng rất quan trọng nên bạn cần chú ý hơn vào bước cuối cùng này nhé!

Cần phải rà soát và kiểm tra thật kỹ lưỡng kịch bản tổ chức sự kiện để tránh sai sót
Cần phải rà soát và kiểm tra thật kỹ lưỡng kịch bản tổ chức sự kiện để tránh sai sót

Xem thêm: Các bước lập một kế hoạch tổ chức sự kiện thành công

Các loại kịch bản tổ chức sự kiện phổ biến

Dưới đây là 3 loại kịch bản tổ chức sự kiện phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo ở dưới đây:

1. Kịch bản sự kiện tổng quát (Agenda)

Kịch bản sự kiện tổng quát hay còn được gọi là Agenda. Kịch bản tổng quát sẽ mang đến cho bạn những cái nhìn toàn diện, định hướng tổ chức các hoạt động một cách thuận lợi và thành công. Tránh làm tình trạng chồng chéo công việc lên nhau hay bỏ sót một hạng mục nào. Hơn hết nhờ vào kịch bản agenda bạn có thể kiểm soát tiến trình công việc dễ dàng hơn. Đồng thời thể hiện tính chuyên nghiệp trong quy trình tổ chức sự kiện.

Một kịch bản sự kiện tổng quát sẽ bao gồm các hạng mục công việc như:

  • Thông tin chung về sự kiện: Tên sự kiện, địa điểm tổ chức, thời gian bắt đầu và kết thúc, chủ đề chính,…
  • Timeline công việc chi tiết: Thời gian, hạng mục công việc, người phụ trách, dụng cụ cần có,….
  • Các thông tin khác như: Lịch trình dự phòng, liên hệ khẩn cấp,..
Kịch bản sự kiện tổng quát sẽ bao gồm các mục chính trong chương trình
Kịch bản sự kiện tổng quát sẽ bao gồm các mục chính trong chương trình

2. Kịch bản sự kiện chi tiết (MC Script)

Đối với kịch bản sự kiện chi tiết hay còn gọi là MC Script, đây là loại kịch bản ghi rõ các lời thoại, hành động,… của người dẫn chương trình MC. Đây sẽ là văn bản để MC dựa vào để điều khiển mạch cảm xúc cho chương trình sự kiện. Đồng thời, đảm bảo nội dung của MC script luôn hấp dẫn, sáng tạo và cuốn hút người nghe. 

Một kịch bản MC script sẽ bao gồm các hạng mục cơ bản như: 

  • Thông tin chung về sự kiện: Tên sự kiện, chủ đề, địa điểm tổ chức và thời gian bắt đầu/ kết thúc tổ chức sự kiện.
  • Giới thiệu MC gồm tên và vai trò trong sự kiện.
  • Lời giới thiệu mở đầu: Lời chào, cảm ơn, giới thiệu khách mời,…
  • Nội dung chính của các phần: Khai mạc, phần sự kiện chính,… và bế mạc.
  • Lời thoại của MC các câu dẫn nối chương trình.
  • Các tín hiệu cho âm thanh, ánh sáng,…
  • Chuẩn bị một vài câu hỏi để ứng phó với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Kịch bản tổ chức sự kiện chi tiết về timeline, thông tin sự kiện, thông tin nhân sự trong chương trình
Kịch bản tổ chức sự kiện chi tiết về timeline, thông tin sự kiện, thông tin nhân sự trong chương trình

3. Kịch bản kỹ thuật

Kịch bản kỹ thuật hay còn được gọi là kịch  bản cho âm thanh, ánh sáng. Đây sẽ là nội dung kịch bản gồm yêu cầu kỹ thuật cho từng hoạt động sự kiện chi tiết để đội ngũ kỹ thuật thực hiện. Họ sẽ là những người đồng bộ, thực hiện một cách chính xác nhất và đảm bảo cho sự thành công của chương trình. Một kịch bản kỹ thuật sẽ bao gồm:

  • Tên mỗi hoạt động trong sự kiện.
  • Thời gian dự kiến của mỗi hoạt động.
  • Yêu cầu về kỹ thuật như số lượng, chất lượng âm thanh, công suất, hiệu ứng ánh sáng, đường di chuyển đèn,…
  • Yêu cầu về sân khấu: Vị trí của các bối cảnh, đạo cụ, vị trí của diễn giả/ khách mời,….
  • Các yêu cầu khác như màn led, máy chiếu, video, hình ảnh visual,…
Kịch bản kỹ thuật dành cho bộ phận kỹ thuật theo dõi và triển trai
Kịch bản kỹ thuật dành cho bộ phận kỹ thuật theo dõi và triển trai

Những lưu ý khi viết kịch bản sự kiện

Viết kịch bản sự kiện không chỉ đơn giản là liệt kê các hoạt động. Mà nó còn là thể hiện, tạo trải nghiệm đáng nhớ cho khách mời tham gia. Dưới đây là một vài lưu ý khi viết kịch bản sự kiện mà bạn nên tham khảo:

  • Hiểu rõ mục tiêu chính của sự kiện.
  • Xây dựng một câu chuyện, chọn chủ đề chính cho suốt sự kiện để có sự liên kết mạch lạc cho kịch bản.
  • Lên kế hoạch chi tiết như thời gian, địa điểm, trang trí, MC, tiết mục hoạt động, khách mời,…
  • Viết kịch bản chi tiết bao gồm phần giới thiệu, phần chính, phần kết và lời thoại cho MC.
  • Luôn luôn đọc lại, kiểm tra tính mạch lạc và logic của kịch bản.
  • Tổng duyệt trước khi diễn ra sự kiện để sửa lại những chỗ chưa tốt trong kịch bản.
  • Cần có sự linh hoạt để khi có sự cố xảy ra có thể khắc phục được. 
Khi viết kịch bản sự kiện cần hiểu rõ về chương trình và đưa ra những phương án dự phòng rủi ro
Khi viết kịch bản sự kiện cần hiểu rõ về chương trình và đưa ra những phương án dự phòng rủi ro

Các mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện 

Dưới đây là 5 mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:

1. Mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện chung

STTHạng mụcNội dungChi tiết
1Đón kháchĐón khách– Bố trí nhân sự đón khách.

– Trang trí hội trường/ địa điểm tổ chức sự kiện. (Nếu có)

Ổn định vị tríXác nhận khách mời
2Khai mạcStanby– MC ổn định khách mời vào vị trí ngồi của mình.

– Gửi lời chúc chương trình sự kiện.

Tiết mục văn nghệ chào mừngGiới thiệu các tiết mục văn nghệ diễn ra trong chương trình sự kiện.
Đại diện lãnh đạo phát biểuĐại diện lãnh đạo công ty chia sẻ và phát biểu trong chương trình sự kiện.
3Trong tiệcNâng ly và khai tiệc– MC mời tất cả khách mời cùng nâng ly chúc mừng.

– Khai tiệc.

Ban nhạc hòa tấuBan nhạc hòa tấu nhẹ nhàng các bài nhạc để khách mời dùng tiệc.
Lễ tôn vinh– MC mời đại diện ban lãnh đạo lên trao thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc.

– Thực hiện lễ tôn vinh và trao thưởng.

Ca nhạcCa sĩ, ban nhạc hoặc DJ thực hiện và giao lưu cùng khán giả.
Trò chơi– MC điều hành những trò chơi độc lạ tại sân khấu.

– Khuấy động không khí cho khách mời tham gia.

Lucky numberHoạt động dành cho những người may mắn bằng hình thức quay số trao quà.
4Bế mạc MC kết thúc sự kiệnTổ chức trao quà bế mạc và tiễn khách ra về.
Mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện chung có thể tham khảo áp dụng cho các sự kiện
Mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện chung có thể tham khảo áp dụng cho các sự kiện

2. Mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện hội thảo

STTThời lượngHạng mụcNội dungPhụ trách
130 phútĐón khách mời– Chào đón khách mời và hướng dẫn vào trong sự kiện.

– Hướng dẫn check in, chụp ảnh cho khách mời.

– Đưa khách mời vào vị trí ngồi.

– Lễ tân.

– Hậu cần.

– Toàn bộ ekip sự kiện.

– Bảo vệ.

215 phútKhai mạc– Văn nghệ chào mừng.

– Tuyên bố lý do tổ chức.

– Giới thiệu ban lãnh đạo, khách mời tham gia.

– Đội văn nghệ.

– MC.

3120 phútThảo luận, tọa đàmDiễn giả cùng các chuyên gia, khách mời cùng tham gia thảo luận các vấn đề.– MC.

– Diễn giả.

– Chuyên gia.

– Khách mời tham dự.

415 phútNghỉ giải lao– Nghỉ giải lao.

– Dùng tiệc teabreak.

– Lễ tân.

– Hậu cần.

560 phútGiải đápDiễn giả, chuyên gia trả lời các câu hỏi mà khách mời đặt.– MC.

– Diễn giả.

– Chuyên gia.

– Khách mời tham dự.

615 phútTổng kếtTổng kết lại các vấn đề đã trao đổi ở trong buổi hội thảo.– MC.

– Diễn giả.

– Chuyên gia.

710 phútBế mạc– MC thông báo kết thúc chương trình.

– Gửi lời cảm ơn, tạm biệt đến khách mời.

– Trao quà tặng cảm ơn (Nếu có)

– MC. 

– Lễ tân.

Mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện hội thảo sẽ bao gồm các mục dành riêng cho khách mời
Mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện hội thảo sẽ bao gồm các mục dành riêng cho khách mời

3. Mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện tiệc tất niên cuối năm

STTThời gianHạng mụcChi tiết
118h00 – 18h15Đón khách mời– Lễ tân, PG đón khách mời từ sảnh chính vào vị trí ghế ngồi đã được sắp xếp.

– Màn hình chiếu clip giới thiệu công ty.

218h15 – 18h30Khai mạc– Văn nghệ mở màn.

– MC giới thiệu chương trình tiệc tất niên.

– Đại diện ban giám đốc lên phát biểu. 

318h30 – 18h45Phát video clip– MC giới thiệu đến video clip: Hành trình phát triển của công ty [Số năm].

– Các đại biểu, khách mời chia sẻ tổng kết sau 1 năm trải qua.

418h45 – 19h00Tuyên dương– MC mời đại biểu lên sân khấu để trao thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong năm.

– Phát nhạc tặng thưởng, vinh danh.

519h00 – 19h40Dùng tiệc– Lên bàn tiệc để bắt đầu dùng tiệc.

– Văn nghệ trong bữa tiệc.

– Dọn bàn tiệc.

619h40 – 20h00Trò chơi giải trí– MC làm quản trò.

– Các trò chơi đồng đội, thử tài,… để khuấy động bầu không khí chương trình.

720h00 – 20h10Giao lưu văn nghệCác tiết mục văn nghệ do nhân viên công ty thực hiện.
820h10 – 20h30Bế mạc– MC gửi lời cảm ơn và kết thúc chương trình.

– Khách mời lên sân khấu chụp ảnh lưu niệm.

– Bế mạc sự kiện.

Mẫu kịch bản tổ chức sự kiện tiệc tất niên cuối năm sẽ là không khí đầm ấm và sung túc hơn
Mẫu kịch bản tổ chức sự kiện tiệc tất niên cuối năm sẽ là không khí đầm ấm và sung túc hơn

4. Mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện ngày hội gia đình

STTThời gianNội dung chi tiết
116h00 – 16h30– Mascot, hoạt náo viên sẽ hướng dẫn các gia đình check in vào sự kiện.

– Tặng quà chào mừng.

– Hướng dẫn đến khu vực vui chơi nhẹ nhàng trước khi vào sự kiện chính thức.

216h30 – 16h40– Các thành viên tại các gia đình tập trung vào sân khấu để khởi động bắt đầu chương trình ngày hội gia đình.

– Đại diện ban lãnh đạo đứng lên phát biểu.

316h40 – 18h00Tự do, vui chơi các hoạt động trò chơi mà ban tổ chức đã sắp xếp cho sẵn.
418h00 – 18h30– Dành thời gian nghỉ ngơi.

– Thay trang phục để tham gia gala dinner.

518h30 – 19h15– Dùng tiệc,

– Bật nhạc nhẹ.

– Thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc.

619h15 – 19h45Các hoạt động diễn ra trong gala dinner của ngày hội gia đình:

  • MC cho các bé lên sân khấu múa hát.
  • Phát video về các hoạt động buổi chiều đã tham gia.
  • Lễ tri ân của các thành viên trong gia đình.
  • Đại điện gia đình lên phát biểu trong sự kiện.
719h45 – 20h30– Trình diễn tiết mục văn nghệ.

– Trình diễn tiết mục ảo thuật.

– Thử tài các trò chơi trên sân khấu và nhận quà tặng.

820h30Kết thúc chương trình.
Mẫu kịch bản tổ chức sự kiện ngày hội gia đình sẽ có các hoạt động gắn kết gia đình
Mẫu kịch bản tổ chức sự kiện ngày hội gia đình sẽ có các hoạt động gắn kết gia đình

5. Mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện khai trương

STTThời gianNội dung chi tiết
17h00 – 7h45Thời gian chuẩn bị các công tác hạng mục công việc cho lễ cúng khai trương.
27h45 – 8h00– Đón khách mời.

– Phỏng vấn truyền thông: Đại diện bên khai trương.

38h00 – 8h05– Tiết mục văn nghệ khuấy động bầu không khí.

– Múa lân sư rồng.

48h05 – 8h10– Tuyên bố lý do tổ chức lễ khai trương.

– Giới thiệu các đại biểu, khách mời có mặt trong buổi lễ khai trương.

58h10 – 8h20Đại diện bên khai trương phát biểu cảm nghĩ cũng như chia sẻ cảm xúc.
68h20 – 8h30 Mời KOL chia sẻ cảm nghĩ về sản phẩm, dịch vụ của [Tên đơn vị tổ chức khai trương].
78h30 – 8h45– Các đại biểu cắt băng khai trương sự kiện.

– Chụp hình lưu niệm.

88h45 – 9h00– Trình diễn các tiết mục văn nghệ khai trương.

– Sử dụng tiệc trà teabreak.

9Sau 9h00– Tham quan không gian mới khai trương.

– Phỏng vấn truyền thông khách hàng.

Mẫu kịch bản tổ chức sự kiện khai trương sẽ có các mục đặc thù của chương trình khai trương
Mẫu kịch bản tổ chức sự kiện khai trương sẽ có các mục đặc thù của chương trình khai trương

Vừa rồi là bài viết được VietPower chia sẻ cho bạn biết về các mẫu kịch bản tổ chức sự kiện. Hy vọng rằng, những thông tin ở trên đã giúp ích được cho bạn trong việc tiếp cận các kịch bản sự kiện hấp dẫn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết đến đây. Chúc bạn có một tuần làm việc vui vẻ!

Nếu bạn có mong muốn tổ chức sự kiện, team building. Hãy liên hệ vớ VietPower theo thông tin liên hệ dưới đây. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho bạn miễn phí 24/7.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0243 9054 999 hoặc 0867 128 688

Website: https://viet-power.vn

Email: contact@viet-power.vn

Trụ sở chính: Tầng 4, Tòa nhà Hàn Việt – 203 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Chi nhánh Đà Nẵng: 87 Lê Thị Tính – An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng

Chi nhánh TP. HCM: tòa nhà Vincom Center – 72 Lê Thánh Tôn – P. Bến Nghé – Quận 1 – TP. HCM

Rate this post

Google News của Việt Power

Bài viết liên quan

Chủ đề quan tâm

Đăng ký tư vấn

""
1
Họ và tên*your full name
Số điện thoại*your full name
Nội dungmore details
0 /
Previous
Next
Tư vấn ngay 0867.12.8688