Concert là gì? Các loại hình concert phổ biến hiện nay

Concert là gì? Đây là thuật ngữ được nhiều bạn trẻ, đơn vị truyền thông sử dụng cũng như ưa chuộng và chú trọng đầu tư các concert hoành tráng. Nếu như bạn chưa biết rõ về concert. Hãy để VietPower giải đáp cho bạn biết Concert là gì? Các loại hình concert phổ biến hiện nay. Cùng theo dõi ở bài viết dưới đây nhé!

Concert là gì?

Concert hay còn được gọi là buổi hòa nhạc. Đây là hình thức sự kiện âm nhạc trực tiếp quy tụ nghệ sĩ hay các ban nhạc biểu diễn và một lượng khán giả nhất định. Thông thường, concert sẽ được tổ chức tại các địa điểm lớn như sân vận động, nhà thi đấu, nhà hát hay các khu vực ngoài trời rộng rãi. 

Mỗi concert đều có chủ đề riêng được thể hiện qua phong cách âm nhạc, dàn dựng sân khấu chuyên nghiệp. Điều này cũng giúp tạo ấn tượng, thu hút cho sự kiện. Không chỉ đơn thuần dừng lại tại việc nghe nhạc, concert còn giúp người tham gia trải nghiệm đa giác quan với không khí sôi động cùng âm thanh, ánh sáng chất lượng. 

Concert là gì? Đây là hình thức sự kiện âm nhạc trực tiếp quy tụ nghệ sĩ hay các ban nhạc biểu diễn và một lượng khán giả nhất định
Concert là gì? Đây là hình thức sự kiện âm nhạc trực tiếp quy tụ nghệ sĩ hay các ban nhạc biểu diễn và một lượng khán giả nhất định

Các loại hình concert phổ biến

Để hiểu nhiều hơn về concert, VietPower giới thiệu cho bạn 3 loại hình concert phổ biến nhất. Bạn có thể tìm hiểu ở dưới đây:

1. Concert hall

Concert hall hay còn có tên gọi là phòng hòa nhạc. Đây là concert được thiết kế chuyên dụng để tạo điều kiện tối đa cho việc nghe nhạc và theo dõi buổi trình diễn âm nhạc. Thông thường tại một buổi concert hall sẽ được set up một sân khấu chính và dàn cấu trúc âm thanh chất lượng cao. Bên cạnh đó, các hệ thống loa, tường chống rung hay âm học cũng được trang bị chuyên nghiệp. 

Ưu điểm của concert hall là không gian cung cấp mọi tầm nhìn cho khán giả để hướng đến sân khấu chính. Bên cạnh đó, bạn có thể linh hoạt lựa chọn kích thước không gian, công suất khác nhau để phù hợp chủ đề, quy mô sự kiện của mình. Một concert hall có thể tổ chức cho hàng trăm nghìn người cũng có thể tổ chức cho vài trăm người với không gian nhỏ hơn.

Concert hall
Concert hall

2. Live concert

Live concert là một phiên bản đặc biệt của conert. Tham gia vào live concert, bạn sẽ được thưởng thức các bản nhạc từ nghệ sĩ biểu diễn nhạc sống. Những ca khúc được trình diễn sẽ được trình diễn theo bản gốc hoặc có thể được biến đổi mới lạ thành phiên bản khác. Điều này khiến live concert mang đến một trải nghiệm sống động cùng với đó là sự tương tác trực tiếp giữa nghệ sĩ và khán giả.

Bạn có thể thấy, live concert sẽ là sự kiện được nhiều mong đợi nhất cho những người hâm mộ âm nhạc. Từ đây, mọi người có thể cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đẹp đến khó quên. 

Một số đặc điểm của live concert mà bạn có thể tìm hiểu như:

  • Tất cả âm thanh, hình ảnh đều được tạo ngay thời điểm diễn ra live concert.
  • Khán giả có thể tương tác trực tiếp với nghệ sĩ thông qua việc tham gia cổ vũ.
  • Live concert mang đến không khí sôi động giúp mọi người khi tham gia được giải tỏa căng thẳng, thư giãn.
  • Có nhiều thể loại âm nhạc được diễn ra trong live concert, tùy thuộc vào dòng nhạc nghệ sĩ của bạn lựa chọn trình diễn.
  • Địa điểm tổ chức thường là sân vận động, không gian mở, nhà thi đấu, nhà hát,…
 Live concert
Live concert

3. Soundcheck concert

Cuối cùng, soundcheck concert là quá trình tổng duyệt, kiểm tra và điều chỉnh hệ thống âm thanh, ánh sáng,… trước khi bắt đầu buổi biểu diễn chính thức. Đây là giai đoạn được coi là quan trọng nhất để đảm bảo mọi thứ được diễn ra trong concert đều đạt chất lượng tốt nhất. Trong quá trình soundcheck, các nghệ sĩ cũng sẽ lên sân khấu để biểu diễn ngắn một số đoạn nhạc trong phần trình diễn của họ. Khán giả cũng có thể tham gia buổi soundcheck này nhưng với điều kiện mua vé ở các hạng mức có benefit đi kèm. 

Soundcheck concert
Soundcheck concert

Quá trình tổ chức concert

Để tổ chức concert một cách thành công và chuyên nghiệp, chắc chắn bạn sẽ phải cần chuẩn bị rất kỹ lưỡng và phối hợp làm việc cùng với nhiều bộ phận khác nhau. Dưới đây là quy trình tóm tắt tổ chức concert nhanh gọn nhất mà bạn có thể tham khảo:

1. Xác định loại hình tổ chức chức concert

Đầu tiên, bạn cần xác định loại hình concert mà mình muốn tổ chức. Để xác định được bạn có thể dựa vào mục đích tổ chức, phong cách âm nhạc và đối tượng khán giả tham gia. Ví dụ đối tượng tham gia sự kiện của bạn là những người trẻ có gu âm nhạc sôi động, bất ngờ. Bạn có thể tổ chức concert hall với quy mô vừa và lớn. Việc xác định được loại hình tổ chức concert sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch, chuẩn bị trang bị các thiết bị sự kiện phù hợp.

2. Xây dựng kế hoạch, lên ý tưởng

Sau khi đã xác định được loại hình tổ chức. Bạn cần thực hiện xây dựng kế hoạch và lên ý tưởng concept cho concert. Đây là yếu tố quyết định để biết concert sẽ diễn ra như thế nào. Bạn có thể dựa vào xu hướng, trend đang hot tại thời điểm hiện tại để lên ý tưởng concept. Hãy biến tấu và sáng tạo riêng để toàn bộ concert từ ánh sáng, sân khấu đến các tiết mục trình diễn đều được thống nhất với nhau. Bên cạnh đó, bạn cần cân nhắc các vấn đề liên quan đến line-up nghệ sĩ nếu concert quy tụ nhiều khách mời. 

Xây dựng kế hoạch, lên ý tưởng
Xây dựng kế hoạch, lên ý tưởng

3. Lên kịch bản chi tiết

Để sự kiện được diễn ra theo đúng với kế hoạch vạch ra, bạn cũng cần phải lên kịch bản và timeline chi tiết cho concert. Bao gồm các chi tiết như chuẩn bị vật tư, thiết kế, thi công cho đến set up sân khấu. Trong kịch bản, cần ghi rõ thời lượng, nội dung chi tiết các hạng mục công việc để dễ dàng kiểm soát cũng như theo dõi quá trình diễn ra. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị các kịch bản kỹ thuật, kịch bản MC script (Nếu có). Điều này đảm bảo chương trình của bạn được chuẩn bị chỉn chu, chuyên nghiệp và nhận được đánh giá tốt hơn.

4. Dự trù ngân sách, tìm kiếm đối tác tài trợ

Một concert thành công cũng không thể nào thiếu được bước dự trù ngân sách. Hơn hết, nó cũng đòi hỏi về các yêu cầu thiết bị cũng như nguồn lực để chạy chương trình so với các sự kiện thông thường khác. Do đó, bạn cần phân bổ các chi phí thành từng hạng mục nhỏ. Sắp xếp và tính toán để đảm bảo ngân sách của mình được sử dụng đúng mục đích. Tránh tình trạng xảy ra các khoản phát sinh không cần thiết.

Ngoài ra, hãy liên hệ với các đơn vị công ty, thương hiệu ngoài để tìm kiếm các nhà tài trợ, đối tác tiềm năng. Đây cũng là yếu tố giúp bạn giảm bớt gánh nặng về ngân sách tài chính.

Dự trù ngân sách, tìm kiếm đối tác tài trợ
Dự trù ngân sách, tìm kiếm đối tác tài trợ

5. Lựa chọn thời gian và địa điểm tổ chức concert

Yếu tố lựa chọn thời gian và địa điểm tổ chức cũng là bước quan trọng không kém. Bạn cần đảm bảo rằng thời gian, điểm cần phù hợp với chủ đề và khoảng trống thời gian của các khán giả đến tham gia concert. Thông thường, concert sẽ được tổ chức bắt đầu trong khoảng thời gian 15h00 hoặc 18h00 chiều. Các địa điểm được lựa chọn sẽ là những nơi có khuôn viên rộng rãi như nhà thi đấu, công viên sự kiện,… hay sân vận động. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra thời tiết một cách kỹ càng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

6. Chuẩn bị thiết bị sự kiện

Tiếp đến, bạn cần chuẩn bị các thiết bị sự kiện. Hãy tạo check list để thực hiện các công việc kiểm kê. Điều này sẽ giúp bạn tối ưu thời gian hơn, ví dụ hạng mục chuẩn bị thiết bị của bạn gồm:

  • Thiết kế sân khấu, set-up,…
  • Thuê thiết bị: Âm thanh, ánh sáng, màn hình LED lớn,…
  • Lắp đặt các thiết bị đảm bảo chúng còn hoạt động tốt.
Chuẩn bị thiết bị sự kiện
Chuẩn bị thiết bị sự kiện

7. Công tác quảng bá

Để sự kiện concert của bạn được nhiều người biết đến hơn. Bạn cần thực hiện các công tác quảng bá như:

  • Tạo ra thương hiệu cho riêng concert.
  • Thiết kế các ấn phẩm để quảng bá truyền thông sự kiện như poster, banner,….
  • Sử dụng các trang mạng xã hội nhắm đúng vào đối tượng mục tiêu của concert.
  • Bạn có thể tổ chức mini show hay họp báo để gây sự chú ý từ mọi người tham gia. 

8. Bán vé concert

Một hoạt động không thể thiếu trong quy trình tổ chức concert là bán vé. Đây sẽ là yếu tố giúp bạn tạo ra doanh thu, lợi nhuận. Bạn có thể chọn kênh bán vé trực tuyến qua các web hoặc bán tại các điểm diễn ra concert. Tuy nhiên, cũng có nhiều concert áp dụng cả 2 hình thức này giúp mọi người mua vé, check in được nhanh hơn. Nếu bán vé qua web, bạn cần đảm bảo hệ thống bán vé hoạt động ổn định và kiểm soát được nếu rơi vào tình trạng quá tải.

Bán vé concert
Bán vé concert

9. Triển khai tổ chức concert

Sau khi đã thực hiện tất cả các bước bên trên, bạn cần triển khai tổ chức hóa concert. Để concert diễn ra thuận lợi nhất, bạn cần dành thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như tổng duyệt một cách chu đáo. Ví dụ như điều chỉnh âm thanh, ánh sáng sao cho phù hợp với từng tiết mục. Thêm vào đó, đảm bảo an ninh và an toàn cho nghệ sĩ và khán giả khi tham gia chương trình.

10. Đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức concert

Cuối cùng trong quy trình tổ chức concert, bạn cần khiến khách mời của mình để lại lời đánh giá giúp ban tổ chức. Từ đó, thu thập ý kiến từ khán giả và các đơn vị tham gia. Đánh giá hiệu quả của concert về nhiều mặt, bên cạnh đó cũng phải áp dụng các quy tắc cho các sự kiện concert sau này!

Đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức concert
Đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức concert

Lợi ích của concert đối với nghệ sĩ và khán giả

Có thể nói concert không chỉ đơn thuần dừng lại tại cảm giác trải nghiệm “nhạc sống” hay các màn trình diễn đẹp mắt. Nó còn mang đến mặt tinh thần tích cực thậm chí còn thúc đẩy kinh tế cho cả nghệ sĩ lẫn khán giả. Dưới đây là một vài lợi ích của concert đối với nghệ sĩ và khán giả của anh xem:

1. Lợi ích concert đối với nghệ sĩ

  • Là cấu nối giữa nghệ sĩ và khán giả. Nhờ đó, họ sẽ hiểu rõ về sở thích hay cách họ chơi nhạc. Tạo ra các sản phẩm âm nhạc phù hợp trong mắt thị hiếu của công chúng.
  • Thúc đẩy sự nghiệp, nghệ sĩ sẽ được quảng bá hình ảnh rộng rãi. Từ đó nâng cao độ nhận diện đến công chúng rộng rãi, mở rộng lượng fan hâm mộ.
  • Có thể nói, concert là nguồn thu nhập chính của nghệ sĩ để họ duy trì, phát triển sự nghiệp sau này.
  • Tạo ra nguồn cảm hứng sáng tạo nhờ sự kiện concert.
  • Xây dựng một cộng đồng riêng lớn mạnh. Từ đó, mọi người được chia sẻ cùng nhau những đam mê với âm nhạc.
Lợi ích concert đối với nghệ sĩ
Lợi ích concert đối với nghệ sĩ

2. Lợi ích concert đối với khán giả

  • Cơ hội mang đến cho khán giả được trải nghiệm và thưởng thức âm nhạc một cách trọn vẹn. Bạn cũng có thể cảm nhận được âm thanh chuyên nghiệp từ không gian rộng.
  • Concert giúp bạn giải tỏa những căng thẳng, giúp bạn được tận hưởng và thư giãn.
  • Tạo kỷ niệm đẹp cho khán giả, đặc biệt nếu bạn đi cùng người nhà hoặc bạn thân của mình.
  • Tham gia concert còn giúp bạn khám phá ra nhiều nên văn hóa âm nhạc khác nhau cũng như mở rộng các kiến thức.
  • Tham gia vào các chương trình concert, bạn còn được chia sẻ những đam mê cùng những người chung sở thích đi xem concert.
Lợi ích concert đối với khán giả
Lợi ích concert đối với khán giả

Xu hướng concert hiện đại

Dưới đây là hai xu hướng concert hiện đại nhất được VietPower cập nhật cho bạn biết, cùng theo dõi nhé:

1. Concert tour

Concert tour hay còn được gọi là tour lưu diễn. Đây là hình thức chuỗi biểu diễn ca nhạc của một nghệ sĩ hay một nhóm nhạc dừng chân tại địa điểm, thành phố hoặc quốc gia khác nhau. Thường những tour diễn này được đặt tên khau nhau để phân biệt các tour diễn cụ thể khác nhau. 

Trong giới âm nhạc thì những concert tour này trở thành thương hiệu kinh doanh với quy mô lớn được kéo dài trong vài tháng hoặc vài năm. Đồng thời, concert tour mang lại doanh thu bán vé. Ví dụ về một concert tour điển hình tại Việt Nam bạn có thể tham khảo concert tour “Bảo tàng của nuối tiếc” của ca sĩ Vũ.

Concert tour
Concert tour

2. Music festival

Music festival là một xu hướng concert hiện đại ngày nay. Nó quy tụ nhiều nghệ sĩ từ indie đến nổi tiếng. Những buổi hòa nhạc này có thể kéo dài vài ngày và được gọi là lễ hội âm nhạc. Không giống như concert thông thường, xu hướng này là tập hợp nhiều phong cách âm nhạc khác nhau. 

Quy mô của music festival luôn thu hút được nhiều đối tượng tham gia nên địa điểm tổ chức thường chọn những nơi ngoài trời rộng rãi. Tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo qua các sự kiện như “Những thành phố mơ màng” hay “Moonsoon music festival”. Đây là hai sự kiện tầm cỡ, thu hút được nhiều đối tượng khán giả tham gia.

Music festival
Music festival

Những yếu tố tạo nên một concert thành công

Một concert thành công cần đòi hỏi một mức đầu tư khủng, hoành tráng. Nếu một sai sót nhỏ xảy ra cũng khiến ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của các thương hiệu tham gia vào sự kiện. Chính vì vậy, bạn cần nắm được những yếu tố quan trọng này để tạo nên một concert thành công:

1. Trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng sự kiện chất lượng

Đầu tiên hãy chuẩn bị và setup các trang thiết bị hiện đại nhất của hệ thống âm thanh, ánh sáng. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên những màn trình diễn đặc sắc của nghệ sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng phải luôn kiểm tra thiết bị để tránh xảy ra những rủi ro không đáng có. Ngoài ra, vấn đề về thiết kế đường dây điện với các công suất cao cũng cần bạn lưu tâm. Tránh xảy ra trường hợp quá tải hay dẫn đến cháy nổ.

2. Đảm bảo hệ thống liên lạc luôn có tín hiệu

Mọi vận hành trong concert luôn phải được báo cáo, cập nhật tình hình liên tục. Điều này giúp phòng ngừa các rủi ro, sự cố bất ngờ có thể xảy ra. Để thuận tiện cho việc liên lạc, bạn nên sử dụng bộ đàm để liên lạc trong quá trình tổ chức concert được diễn ra. Việc này đảm bảo không ảnh hưởng đến vấn đề nội dung của chương trình.

Đảm bảo hệ thống liên lạc luôn có tín hiệu
Đảm bảo hệ thống liên lạc luôn có tín hiệu

3. Kiểm tra các nguồn dữ liệu bài hát biểu diễn

Yếu tố tiếp theo bạn nên chú ý là kiểm tra các nguồn dữ liệu bài hát biểu diễn của nghệ sĩ. Vì đôi khi các sự kiện concert không tránh khỏi tình trạng quản lý nghệ sĩ, nhóm nhảy,… gửi nhầm link phát nhạc. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nội dung tiết mục cũng như thời lượng tổ chức. Chính vì vậy, hãy xác nhận lại tất cả dữ liệu trước khi buổi diễn chính thức được bắt đầu.

4. Lập dự án dự phòng

Cuối cùng, việc lập dự án dự phòng là yếu tố hoàn toàn cần thiết cho các sự kiện chuyên nghiệp. Bạn sẽ không thể biết được những yếu tố, tác nhân nào có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng của chương trình. Do đó, hãy liệt kê các rủi ro có thể xảy ra và thực hiện kế hoạch dự phòng. Điều này sẽ đảm bảo sự thành công của concert hiệu quả hơn. 

Lập dự án dự phòng
Lập dự án dự phòng

Vừa rồi là bài viết của VietPower giải đáp cho bạn biết về Concert là gì? Các loại hình concert phổ biến hiện nay. Hy vọng rằng, những thông tin ở trên đã giúp bạn hiểu được concert là gì và những yếu tố liên quan đến concert. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết. Chúc bạn có một tuần làm việc vui vẻ!

Nếu muốn tổ chức sự kiện, team building chuyên nghiệp. Hãy liên hệ với VietPower theo đường dây thông tin dưới đây. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp, tư vấn những giải pháp tối ưu cho bạn 24/7 miễn phí!

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0243 9054 999 hoặc 0867 128 688

Website: https://viet-power.vn

Email: contact@viet-power.vn

Trụ sở chính: Tầng 4, Tòa nhà Hàn Việt – 203 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Chi nhánh Đà Nẵng: 87 Lê Thị Tính – An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng

Chi nhánh TP. HCM: tòa nhà Vincom Center – 72 Lê Thánh Tôn – P. Bến Nghé – Quận 1 – TP. HCM

Rate this post

Google News của Việt Power

Bài viết liên quan

Chủ đề quan tâm

Đăng ký tư vấn

""
1
Họ và tên*your full name
Số điện thoại*your full name
Nội dungmore details
0 /
Previous
Next
Tư vấn ngay 0867.12.8688