Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, hay còn gọi là rằm tháng tám. Vào ngày này thường có trăng sáng và tròn, những hoạt động vui chơi được tổ chức vào đêm Trung Thu như múa lân, văn nghệ, rước đèn, phá cỗ, … thường được trẻ con mong chờ và háo hức. Vậy Tết Trung Thu có từ bao giờ và xuất phát từ đâu? Để giải đáp thắc mắc này cho các em nhỏ và mọi người, VietPower chia sẻ bài viết dưới đây về nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung Thu tại Việt Nam.
Tham khảo thêm: Cách tổ chức Trung Thu vui nhộn ý nghĩa cho thiếu nhi
Mục lục
Nguồn gốc của Tết Trung Thu
1. Phong tục xa xưa
Theo nhiều nguồn tin từ trước đến nay đều cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhưng trên thực tế cho thấy, ở những giai thoại được ghi chép lại thì nguồn gốc Tết Trung Thu ở cả Trung Quốc và Việt Nam đều không giống nhau.
Theo các nguồn sử sách ghi lại thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ rất lâu, có thể tính từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn nhằm cảm ơn thần Rồng đã mang lại mùa màng bội thu cho người dân. Thời Chúa Trịnh, Tết Trung Thu cũng được tổ chức xa hoa lộng lẫy trong phủ Chúa.
Tết Trung Thu cũng xuất phát từ nền văn minh lúa nước Việt Nam thời xa xưa. Vào thời điểm rằm tháng 8, thời tiết khí hậu mát mẻ khiến mùa màng thuận lợi, trăng lên cao, người ta mở hội cầu mùa, mong một mùa bội thu.
Vào ngày này, ban ngày các gia đình sẽ làm mâm cơm cúng gia tiên, buổi tối sẽ cùng nhau phá cỗ, ăn bánh Trung thu và uống trà. Trẻ con có dịp được mua đồ chơi, quà bánh và vui rước đèn quanh xóm,…
Học giả P. Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) đã chỉ ra rằng từ xa xưa, người Á Đông đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời như một cặp vợ chồng. Điều này có thể thấy rõ qua sự tích bánh chưng bánh giầy của Việt Nam. Với quan niệm Mặt Trăng và Mặt Trời chỉ sum họp vào 1 lần đúng đêm trăng rằm mỗi tháng. Cũng là vào ngày rằm tháng 8 trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất nên nhân gian mở hội ăn mừng, trai gái đến thì có dịp đi chơi hội trăng rằm và bày tỏ lòng thương kết duyên với nhau.
2. Bánh Trung Thu
Nhắc đến tết Trung Thu thì không thể nói đến bánh Trung Thu – thức quà đặc trưng của ngày rằm tháng tám. Bánh Trung Thu truyền thống thường có 2 loại chính: Bánh dẻo và bánh nướng. Ban đầu, bánh Trung thu có dạng hình tròn có in hoa vân thể hiện sự tròn trịa, gắn kết của gia đình. Theo thời gian, bánh trung thu được sáng tạo hiện đại hơn, đẹp mắt hơn với hình dáng độc đáo, vị mới lạ. Song, vẫn giữ được những nét đặc trưng của bánh truyền thống. Bánh Trung Thu nổi tiếng ở Hà Nội có thể kể đến như:
- Bánh trung thu Bảo Phương địa chỉ tại 201A Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
- Bánh trung thu Bảo Minh địa chỉ tại 12 Hàng Than, Hà Nội
- Bánh trung thu Long Đình địa chỉ tại 64B Quán Sứ, Hà Nội
- Bánh trung thu Bà Dần địa chỉ 64 Hàng Bè, Hà Nội
Xem thêm: 15 món quà tết Trung thu ý nghĩa cho người thân yêu 2024
3. Múa lân
Một trong những hoạt động đông vui, náo nhiệt nhất ngày Trung Thu chính là múa lân. Hình ảnh này không chỉ xuất hiện ở Việt Nam, mà ngay cả những bộ phim Trung Quốc cũng có hoạt động múa lân vui nhộn vào dịp lễ lớn, ngày vui, ngày trọng đại.
Ở Việt Nam, vào ngày Tết Trung Thu thường diễn ra hoạt động múa lân. Hình ảnh con lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà. Đội múa lân thường gồm 3-5 người, 1 người đội đầu lân múa những điệu múa theo nhịp trống vui nhộn. Ngoài ra còn có những chú hề đi theo hai bên tay cầm chiêng, trống gõ theo nhịp. Đoàn múa lân đi trước, trẻ con nguwoif lớn chạy theo sau với vẻ mặt háo hức, thích thú.
4. Phá cỗ đêm Trung thu
Mâm cỗ đêm Trung thu thường là mâm ngũ quả và bánh kẹo. Với ý nghĩa để cúng gia tiên, đất trời để mong cầu sức khỏe bình an, mùa màng bội thu. Sau khi cúng xong sẽ dành cho các em nhỏ phá cỗ. Với sự thích thú và mong chờ của các em nhỏ dưới đêm trăng sáng.
Gắn liền với phá cỗ đêm trăng, là sự tích chị Hằng – chú Cuội trên cung trăng. Theo quan niệm từ xa xưa, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ – người bắn 9 mặt trời trong truyền thuyết để xoa đi nóng bức ở hạ giới. Sau này do Hằng Nga uống thuốc trường sinh bất lão rồi bỗng biến mất bay lên trời, Hậu Nghệ vì thương nhớ vợ mà mỗi lần nhìn lên cung trăng thấy có động tĩnh liền nghĩ đó là Hằng Nga vợ mình. Từ đó mà nhân gian truyền miệng nhau sự tích Hằng Nga trên cung trăng.
Còn chú cuội với sự tích cây đa thần cứu người, đã bay lên cung trăng cùng với cây đa thần được người đời kể lại cho con cháu nghe với bài học về đức tính tốt đẹp cứu người không màng lợi ích của mình.
Khám phá: Phá cỗ Trung Thu là gì? Ý nghĩa và nét đẹp của phá cỗ trung thu
5. Các trò chơi dân gian
Vào ngày này, các trò chơi dân gian cũng được tổ chức rộng rãi tại địa phương, trường lớp cho trẻ con. Không chỉ tạo không khí đông vui, nhộn nhịp mà còn giúp trẻ em tìm hiểu được nguồn gốc cũng như ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngày lễ này. Có thể tham khảo các trò chơi dân gian như:
- Múa lân: Đây là trò chơi rất quen thuộc đối với các em nhỏ. Khi có tiếng trống vang lên những chú lân đầy màu sắc sẽ nhảy múa vui nhộn để làm không khí đêm trăng rằm thêm phần náo nhiệt.
- Rước đèn ông sao: Trò chơi gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ mỗi độ rằm tháng tám. Sau khi phá cỗ, trẻ con nối đuôi nhau thắp sáng đèn lồng, đèn ông sao, đèn kéo quân,.. đi vòng quanh xóm làng.
- Đốt pháo bằng hạt bưởi: Mùa bưởi rơi đúng vào thời điểm rằm trung thu, vì vậy trẻ em nông thôn thường tận dụng những hạt bưởi bỏ đi, xâu chuỗi lại sau đó đem phơi khô. Đợi đến đêm rằm sẽ đem ra đốt, tiếng hạt bưởi cháy tí tách nghe rất vui tai.
- Rồng rắn lên mây: Trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam bao đời nay. Một người đóng vai làm ông chủ, một người đứng đầu làm đầu đàn, theo sau là nhiều người túm áo nhau đứng thành hàng. Bài ca dao “rồng rắn lên mây, có cây xúc xắc…” vang lên quen thuộc cùng tiếng cười đuổi bắt.
- Bịt mắt đập niêu: Những chiếc niêu được treo lên cùng phần thưởng hấp dẫn, người chơi bịt mắt và theo sự chỉ dẫn của người ngoài cuộc tiến lên phía trước và đập niêu. Nếu đập vỡ niêu thì sẽ nhận được phần quà tương xứng.
- Trò chơi mèo đuổi chuột: Một người đóng vai là mèo, một người đóng vai chuột. Khi tiếng còi vang lên con mèo phải đuổi kịp được con chuột và bắt lấy sẽ dành phần thắng.
Ý nghĩa Tết trung Thu
Tết Trung Thu là dịp để con cháu nhớ về cội nguồn, biết ơn tổ tiên ông bà qua những mâm cỗ, hoa quả, bánh kẹo cúng gia tiên. Trong ngày này, người ta cũng thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn đối với cha mẹ, ông bà, ân nhân, họ hàng thân thích qua những gói quà biếu.
Người mong chờ Tết Trung Thu nhất chính là trẻ con. Vào ngày này, người lớn thường mua đồ chơi, quà và chuẩn bị cho trẻ con một mâm cỗ nhỏ. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc, quan tâm của ông bà, bố mẹ dành cho mình, từ đó mà tình cảm gia đình thêm khăng khít, bền chặt.
Tết Trung Thu cũng là “Tết Đoàn Viên”. Là ngày tất cả các thành viên trong gia đình về ăn bữa cơm rằm, buổi tối quây quần ăn bánh, phá cỗ uống trà và nói chuyện. Đây là dịp để gắn kết các thành viên trong gia đình, con cháu về thăm ông bà, con cái về thăm bố mẹ.
Tết Trung thu không chỉ có ở Trung Quốc và Việt Nam. Phong tục này còn lan truyền và ảnh hưởng ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Triều Tiên,… với những phong tục bản sắc văn hóa riêng.
Chúng tôi cung cấp Dịch vụ tổ chức Trung Thu trọn gói
Công ty tổ chức Trung Thu chuyên nghiệp VietPower
Vào ngày Tết Trung thu, để thể hiện sự quan tâm săn sóc dành cho trẻ nhỏ, các đơn vị đoàn thể thường tổ chức các hoạt động vui chơi, văn nghệ. Nói về các ý tưởng tổ chức văn nghệ, vui chơi ngày Tết Trung Thu có thể đa dạng hóa các loại hình hoạt động như múa hát, kịch nói, các trò chơi dân gian, các cuộc thi vẽ tranh kể chuyện, ….
Ngày nay, không thiếu các đơn vị tổ chức sự kiện với những kế hoạch và ý tưởng mới lạ, thú vị gây hứng thú cho trẻ em. Có thể kể đến Công ty truyền thông và sự kiện VietPower. Với cách tổ chức chuyên nghiệp bao gồm:
1. Khâu lên ý tưởng, kịch bản một cách chi tiết
2. Thời gian tổ chức
3. Dự kiến địa điểm tổ chức
4. Xác định số lượng các bé tham dự
5. Lên phương án kinh phí tổ chức
6. Tiến hành phân công nhân sự
Trên đây là những ý nghĩa và nguồn gốc của Tết Trung Thu mà VietPower chia sẻ dành riêng cho bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, team building cùng các MC hoạt náo yêu trẻ, VietPower là một địa chỉ tin cậy được các đối tác yêu mến trong suốt nhiều năm qua. Không chỉ vậy, nhân sự và MC trong các chương trình đều để lại những ấn tượng đáng nhớ và nhận được sự yêu mến của các em nhỏ và khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0243 9054 999 hoặc 0867 128 688
Website: https://viet-power.vn
Email: contact@viet-power.vn
Trụ sở chính: Tầng 4, Tòa nhà Hàn Việt – 203 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Chi nhánh Đà Nẵng: 87 Lê Thị Tính – An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng
Chi nhánh TP. HCM: tòa nhà Vincom Center – 72 Lê Thánh Tôn – P. Bến Nghé – Quận 1 – TP. HCM
Tôi là Tùng Cầu Hồ, hiện đang là người sáng lập CÔNG TY CỔ PHẦN SỰ KIỆN VIETPOWER. Xuất thân là một hướng dẫn viên/MC với gần 10 năm kinh nghiệm trong nghề, tôi hiểu được mong muốn và nhu cầu của khách hàng trong các chương trình sự kiện – Team Building.
Trải nghiệm của khách hàng là thứ mà tôi luôn đi tìm giải pháp tốt nhất. Và thương hiệu VietPower ra đời, trở thành địa chỉ uy tín tin cậy của rất nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn nhỏ qua các sự kiện và chương trình team building gắn kết đồng đội. VietPower luôn đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn nghề nghiệp cho nhân sự để đem đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.