Mục đích của tổ chức sự kiện không chỉ là những gì doanh nghiệp hướng tới mà còn là điều doanh nghiệp mong muốn đạt được sau khi sự kiện diễn ra. Vậy tổ chức sự kiện hướng tới những mục đích cơ bản nào? Hãy cùng VietPower khám phá 7 mục đích của tổ chức sự kiện ở bài viết ngay bên dưới đây nhé.
Tìm hiểu: Quy trình tổ chức sự kiện gồm 10 bước chuyên nghiệp
Mục lục
Các mục đích của tổ chức sự kiện
1. Xây dựng và nâng cao hình ảnh thương hiệu
Để tăng sự chú ý của khách hàng về thương hiệu, sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh nghiệp thì bạn cần phải tạo nên một cái nhìn tích cực nhất cho khách hàng. Quá trình xây dựng hình ảnh sẽ thúc đẩy việc nhận diện thương hiệu của người dùng. Thông qua tổ chức sự kiện, doanh nghiệp có thể tận dụng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm trực tiếp với đa dạng đối tượng khách hàng.
Mặt khác, việc tổ chức ra các sự kiện sẽ góp phần giúp cho các nhà đầu từ xây dựng hình ảnh đẹp và uy tín nhất trong mắt các khách hàng. Đặc biệt là với những đối tác, khách hàng thì niềm tin về doanh nghiệp sẽ được củng cố trong tâm trí họ.
2. Quảng bá sản phẩm/dịch vụ
Chiến lược quảng bá sản phẩm/ dịch vụ chính là hình thức tiếp thị sản phẩm, dịch vụ một cách tổng thể. Đây là một trong những cách giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận tới các khách hàng tiềm năng. Để chiến lược quảng bá diễn ra hiệu quả thì tổ chức sự kiện chính là phương pháp hữu hiệu nhất.
Khi khách hàng ấn tượng với sự kiện thì đương nhiên họ sẽ bị thu hút. Điều này giúp bạn bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn. Việc bán được nhiều hơn giúp bạn có thể tăng doanh thu một cách hiệu quả. Điều đặc biệt hơn nữa là quảng bá cũng có thể làm tăng sự tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ. Từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng nên thương hiệu có tiếng và dòng lợi nhuận bền vững trong suốt quá trình hoạt động.
3. Tạo dựng mối quan hệ
Ấn tượng của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ sẽ được thể hiện bởi sự hưởng ứng của khách hàng trong các hoạt động mà công ty tổ chức. Tổ chức sự kiện được coi là cơ hội lớn để thu hút khách hàng tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy việc chỉ nhìn thấy các sản phẩm thông qua các trang web, kênh truyền hình, kênh giải trí có hiệu quả không cao bằng việc tổ chức các sự kiện trải nghiệm sản phẩm.
4. Truyền thông nội bộ
Một môi trường làm việc văn minh và thân thiện sẽ giúp bạn kiến tạo nên một đội ngũ nhân sự đầy tận tâm và nhiệt huyết với công việc. Để xây dựng nên mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhân viên bền chặt thì niềm tin vào doanh nghiệp chính là thứ mà ban lãnh đạo cần phải làm.
Việc tổ chức sự kiện sẽ giúp bạn thúc đẩy sự tự tin cũng tự hào về doanh nghiệp cho nhân viên. Từ đó bạn có thể củng cố mối quan hệ giữa nhân viên trong công ty. Đồng thời sự kiện cũng là cơ hội để nhân sự giao lưu, tìm hiểu và trao đổi giữa nhân sự với nhau.
5. Thu hút khách hàng
Đối với lĩnh vực kinh doanh thì việc tìm kiếm, xác định và thu hút khách hàng tiềm năng là điều quan trọng. Lượng data khách hàng tiềm năng chính là những khách hàng đang có nhu cầu cao với sản phẩm của doanh nghiệp. Việc tổ chức sự kiện là thước đo để phân loại các đối tượng khách hàng. Nhu cầu của mỗi người không giống nhau vì vậy thông qua sự kiện khách hàng sẽ có những trải nghiệm thực tế với sản phẩm. Từ đó doanh nghiệp có thể hiểu rõ nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra cho doanh nghiệp những chiến lược hợp lý.
6. Mục đích xã hội
Khi đời sống xã hội ngày càng phát triển và nâng cao thì mục đích của tổ chức sự kiện lại có vai trò ngày một phong phú và đa dạng hơn. Tổ chức sự kiện đang ngày càng trở thành một nét văn hóa đặc trưng không thể nào thiếu của doanh nghiệp và phục vụ đời sống tinh thần xã hội. Hầu hết các lĩnh vực trong xã hội đều có sự đóng góp to lớn của các sự kiện. Trong tương lai sự kiện ngày càng đổi mới để trở nên hấp dẫn nhằm giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được những mục tiêu khác nhau.
7. Các mục đích khác
Ngoài những mục đích thương mại thì tổ chức sự kiện còn có các mục đích nhân đạo. Đó có thể là một sự kiện để gây quỹ dành cho trẻ em hoặc tổ chức phúc lợi nào đó. Sự kiện được tổ chức ra với mục đích là thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Sự kiện sẽ được tổ chức với các hoạt động như biểu diễn nghệ thuật, đấu giá, các trò chơi gây quỹ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mục đích của tổ chức sự kiện
1. Tính chất của tổ chức
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới mục đích của việc tổ chức sự kiện. Đầu tiên là tính chất của tổ chức. Nếu bạn là doanh nghiệp thì mục đích tổ chức sự kiện của bạn thường sẽ là quảng bá dịch vụ, sản phẩm, ra mắt sản phẩm mới, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tăng cường độ nhận diện thương hiệu,… Hầu như các sự kiện do doanh nghiệp tổ chức đều mang tính chất thương mại.
Đối với các tổ chức nhà nước, phi chính phủ khi tổ chức sự kiện hầu hết đều là những sự kiện mang tính chất xã hội. Đó có thể là những sự kiện để gây quỹ, kêu gọi, nâng cao nhận thức của xã hội,… Đa dạng hơn có thể là những sự kiện để kỷ niệm ngày lễ, tuyên truyền các chính sách, tôn vinh thành tựu,…
2. Đối tượng mục tiêu
Một trong số những yếu tố ảnh hưởng tới mục đích sự kiện còn là đối tượng mục tiêu mà sự kiện hướng đến. Nếu đối tượng hướng tới là các khách hàng thì hầu như mục đích đều là tăng cường sự tin tưởng cũng như tìm kiếm các khách hàng tốt nhất. Với các đối tác thì sự kiện đều với mục đích nâng cao mối quan hệ hợp tác và tìm kiếm cho doanh nghiệp những trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
Với các nhân viên trong công ty những sự kiện như gala dinner, kỷ niệm thành lập công ty,… chính là cơ hội để củng cố niềm tin và sự cống hiến của doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Nhờ sự gắn kết bền chặt giữa hai bên mà doanh nghiệp sẽ nâng cao tình thần làm việc, tạo động lực và xây dựng nên một nét văn hóa đẹp cho doanh nghiệp.
3. Các yếu tố khác
Ngoài các mục đích đã nếu thì còn có rất nhiều yếu tố quyết định mục đích của tổ chức sự kiện. Xu hướng thị trường cũng là một yếu tố quan trọng. Dựa vào xu hướng của thị trường mà đơn vị tổ chức sẽ tạo nên những sự kiện độc đáo và thu hút. Đồng thời môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau cũng là yếu tố quyết định việc tổ chức sự kiện. Ngoài ra, còn có các yếu tố như áp dụng các công nghệ mới tăng tính tương tác giúp tăng cường hiệu quả sự kiện.
Bài viết liên quan: 10 ý nghĩa của tổ chức sự kiện đối với doanh nghiệp
Trên đây là mục đích của tổ chức sự kiện mà VietPower đã tổng hợp được. Hy vọng với những gì chúng tôi cung cấp bạn sẽ có cái nhìn khách quan về mục đích tổ chức sự kiện. Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy lưu lại bài viết này ngay nhé. Bạn đang cần tư vấn hoặc hỗ trợ về các sự kiện du lịch. Hãy liên hệ tới hotline hoặc để lại thông tin để chúng tôi liên hệ tư vấn ngay hôm nay.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0243 9054 999 hoặc 0867 128 688
Website: https://viet-power.vn
Email: contact@viet-power.vn
Trụ sở chính: Tầng 4, Tòa nhà Hàn Việt – 203 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Chi nhánh Đà Nẵng: 87 Lê Thị Tính – An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng
Chi nhánh TP. HCM: tòa nhà Vincom Center – 72 Lê Thánh Tôn – P. Bến Nghé – Quận 1 – TP. HCM
Tôi là Tùng Cầu Hồ, hiện đang là người sáng lập CÔNG TY CỔ PHẦN SỰ KIỆN VIETPOWER. Xuất thân là một hướng dẫn viên/MC với gần 10 năm kinh nghiệm trong nghề, tôi hiểu được mong muốn và nhu cầu của khách hàng trong các chương trình sự kiện – Team Building. Trải nghiệm của khách hàng là thứ mà tôi luôn đi tìm giải pháp tốt nhất. Và thương hiệu VietPower ra đời, trở thành địa chỉ uy tín tin cậy của rất nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn nhỏ qua các sự kiện và chương trình team building gắn kết đồng đội. VietPower luôn đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn nghề nghiệp cho nhân sự để đem đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.