Team building học sinh là gì? 5 lợi ích của team building cho học sinh

Team building học sinh đang ngày càng trở nên phổ biến ở các trường học từ nhỏ cho đến lớn với đủ mọi cấp bậc. Việc lồng các hoạt động team building hấp dẫn mang đến nhiều lợi ích rõ rệt cho trẻ trong việc phát triển tư duy và học tập. Cùng khám phá ngay những thông tin hữu ích nhất về team building học sinh: tư vấn, kịch bản và chi phí trọn gói qua bài viết dưới đây của VietPower bạn nhé!

banner-teambuilding-2024

Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0867.12.8688

Team building học sinh là gì?

Team building học sinh có thể hiểu là các chương trình team building thông thường. Tuy nhiên chúng được điều chỉnh các hoạt động và trò chơi sao cho phù hợp với lứa tuổi học sinh. Thường các hoạt động trong một chương trình team building học sinh sẽ hướng đến việc phát triển các kỹ năng mềm cho trẻ. Bên cạnh đó là xây dựng một sân chơi lành mạnh, giúp trẻ phát triển tốt hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Team building học sinh là gì?
Team building học sinh là gì?

Lợi ích của team building cho học sinh

Ngày nay, không chỉ các công ty hay doanh nghiệp mới ưa chuộng các chương trình team building mà cả các trường học cũng không ngoại lệ. Việc tổ chức các chương trình team building mang lại những lợi ích rõ rệt cho trẻ. Cùng VietPower khám phá những lợi ích của team building cho học sinh bạn nhé!

1. Phát triển kỹ năng mềm cho trẻ

Thông thường các trò chơi trong chương trình team building học sinh đều hướng đến việc phát triển các kỹ năng mềm cho trẻ. Các trò chơi thường đòi hỏi việc các thành viên phải giao lưu và cùng nhau hoàn thành thử khách. Từ đó rèn luyện khả năng giao tiếp. Ngoài ra, để hoàn thành các thử thách, các bé cũng cần sự khéo léo và tập trung nhất định. Bên cạnh đó là khả năng phân tích và nhiều kỹ năng cần thiết khác. 

Phát triển kỹ năng mềm cho trẻ
Phát triển kỹ năng mềm cho trẻ

2. Rèn luyện thể chất cho trẻ

Một trong những lợi ích không thể không kể đến đó chính là giúp rèn luyện thể chất cho trẻ. Các trò chơi team building vẫn luôn ưu tiên các trò vận đồng và rèn luyện thể chất. Mặc dù các trò chơi vận động đều được chọn lựa kỹ lưỡng để phù hợp với lứa tuổi học sinh. Thế nhưng đây vẫn là một cách để rèn luyện thể chất cực tốt cho trẻ.

Rèn luyện thể chất cho trẻ
Rèn luyện thể chất cho trẻ

3. Phản ứng nhanh nhạy trong các tình huống 

Ngoài các thử thách vui chơi thông thường thì các hoạt động trong chương trình team building học sinh cũng đòi hỏi các bạn học sinh phải thật thông minh và khéo léo để có thể giành được chiến thắng. Điều này giúp các bạn rèn được cho mình một khả năng phản ứng cực kỳ nhanh nhạy trong các tình huống khác nhau. Từ đó mang lại chiến thắng về cho cả đội.

4. Giúp trẻ tự tin hơn

Trong quá trình hòa mình vào các trò chơi thú vị, bên cạnh những người bạn thân thiết, các bạn nhỏ sẽ được gạt bỏ đi những rào cản hay tự ti thường ngày. Từ đó dần trở nên cởi mở và tự tin thể hiện bản thân hơn. Điều này còn được thể hiện qua việc trẻ đưa ra các sáng kiến để vượt qua thử thách, xung phong tham gia thử thách đầu tiên, chủ động bắt chuyện, trao đổi với đồng đội,…

Giúp trẻ tự tin hơn
Giúp trẻ tự tin hơn

5. Phát triển tình đoàn kết

Cũng giống như các chương trình team building thông thường cho các doanh nghiệp khác thì các chương trình team building học sinh cũng giúp gắn kết các bạn nhỏ trở nên gần gũi với nhau hơn. Các trò chơi trong chương trình team building học sinh cũng thường là các trò chơi mang tính đồng đội. Từ đó giúp các bạn dần trở nên thân thiết và gắn bó với nhau hơn.

Các trò chơi team building học sinh tăng trí tuệ & thể chất

Dưới đây là một số trò chơi team building học sinh giúp cho trẻ rèn luyện được cả về trí tuệ lẫn thể chất. Bạn cùng tham khảo ngay nhé!

1. Ném bóng vào rổ

  • Đạo cụ: Rổ bóng, bóng nhựa
  • Cách chơi: Mỗi đội sẽ đứng thành 1 hàng dọc. Lần lượt từng bạn di chuyển đến vạch và ném bóng vào rổ. Với mỗi quả bóng ném trúng rổ đội sẽ được cộng thêm 50 điểm. Sau khi hoàn thành lượt ném, bạn nhỏ sẽ di chuyển xuống cuối hàng và nhường lượt ném cho bạn đầu hàng tiếp theo. Sau khi kết thúc thời gian quy định của thử thách, đội nào giành được số điểm cao hơn sẽ giành chiến thắng.
Trò chơi Ném bóng vào rổ
Trò chơi Ném bóng vào rổ
  • Ý nghĩa: Trò chơi rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhạy và khả năng tập trung cao cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát huy được thế mạnh của bản thân.

2. Bịt mắt đánh trống

  • Đạo cụ: Bộ trống, thanh treo trống, vải bịt mắt
  • Cách chơi: Mỗi lượt chơi đội cử 1 thành viên tham gia bịt mắt đánh trống. Bạn nhỏ sẽ dùng một tấm vải để bịt mắt. Sau đó di chuyển đến nơi có treo những chiếc trống. Thành viên bịt mắt sẽ cố gắng nghe những lời chỉ dẫn từ những người đồng đội của mình để cho thể di chuyển và đánh trống 1 cách thật chính xác. Với mỗi lần đánh trống thành công đội sẽ được cộng thêm 50 điểm. Sau khi hoàn thành thử thách, thành viên quay về và nhường lượt chơi cho các bạn tiếp theo.
  • Ý nghĩa: trò chơi giúp trẻ rèn được sự tập trung cao độ, khéo léo, sự nhanh nhạy và tư duy nhanh để có thể hoàn thành được mục tiêu. 

3. Bác tài khéo léo

  • Đạo cụ: xe rùa
  • Cách chơi: Mỗi lượt chơi đội sẽ cử ra 2 thành viên tham gia thử thách. Trong đó 1 thành viên sẽ có nhiệm vụ ngồi trên xe rùa và 1 thành viên sẽ đẩy xe rùa di chuyển từ vạch xuất phát tới đích và quay trở lại. Đội nào hoàn thành thử thách trong thời gian nhanh nhất sẽ giành được số điểm cao nhất. Sau khi hoàn thành thử thách các thành viên sẽ nhường lượt chơi cho những người đồng đội của mình.
  • Ý nghĩa: trò chơi rèn luyện sự khéo léo của mỗi thành viên. Bên cạnh đó là sự hiểu ý đồng đội. Giúp phát triển tinh thần đồng đội.
Trò chơi Bác tài khéo léo
Trò chơi Bác tài khéo léo

4. Hướng đến mục tiêu

  • Đạo cụ: cầu khỉ, trụ giao thông, bóng nhựa
  • Cách chơi: Mỗi lượt chơi đội cử lần lượt 1 bạn nhỏ tham gia thử thách. Bạn nhỏ đó sẽ phải trải qua các chướng ngại vật của chương trình như: đi qua cầu khỉ, vượt trụ giao thông để đến được vạch đích lấy thành quả mang về. Mỗi một thành quả mang về đội đó sẽ được cộng thêm 50 điểm. Sau khi kết thúc thử thách, thành viên quay trở về cuối hàng và nhường lượt chơi cho bạn tiếp theo.
  • Ý nghĩa: Trò chơi giúp phát triển tinh thần trách nhiệm cá nhân của mỗi học sinh. Từ đó thêm tự tin vào khả năng, tự tin thể hiện mình.

Gợi ý kịch bản team building học sinh

Dưới đây là một kịch bản team building học sinh thú vị mà VietPower muốn giới thiệu đến bạn. Cùng tham khảo ngay nhé!

1. Khởi động

Trước khi bước vào các trò chơi chính, MC sẽ tập trung các bạn nhỏ lại để dẫn dắt vào các trò chơi khởi động tập thể. Những trò chơi này sẽ giúp các bạn làm quen với nhau trước khi vào các phần chơi chính. Ngoài ra, với những bạn nhỏ rụt rè thì phần khởi động cũng sẽ giúp các bạn trở nên cởi mở và tự tin hơn.

Khởi động trước chương trình
Khởi động trước chương trình

2. Chia đội

MC sẽ chia tất cả các thành viên thành 3 đội chơi. Mỗi đội sẽ cử ra 01 đội trưởng – người sẽ dẫn dắt cả team giành chiến thắng. Bên cạnh đó, các đội cũng sẽ tự chọn ra cho mình một tên nhóm, slogan và vũ điệu chiến thắng để thể hiện sự quyết tâm cũng như cá tính riêng của đội mình.

Chia đội và bầu đội trưởng
Chia đội và bầu đội trưởng

3. Thử thách

Các đội bắt đầu bước vào phần thử thách với 4 thử thách chính.

Thử thách 01: Đôi chân đoàn kết

  • Đạo cụ: hia gỗ
  • Cách chơi: Mỗi lượt chơi đội cử ra 4 thành viên, cùng nhau đi hia gỗ từ vạch xuất phát tới vạch đích. Tại đây, các thành viên sẽ cùng nhau lấy 1 thành quả mang về cho đội mình. Mỗi thành quả mang về đội đó được cộng thêm 50 điểm. Sau khi hoàn thành thử thách, các bạn sẽ nhường lượt chơi cho các thành viên tiếp theo.
  • Ý nghĩa: trò chơi giúp phát triển tinh thần đoàn kết giữa các bạn nhỏ. Các bạn phải thật sự ăn ý mới có thể hoàn thành thử thách đặt ra.

Thử thách 02: Tôi làm được!

  • Đạo cụ: ngựa hơi
  • Cách chơi: Mỗi lượt chơi đội sẽ cử ra 2 bạn nhỏ cùng nhau cưỡi ngựa hơi từ vạch xuất phát cho đến vạch đích. Sau đó lại quay trở lại vạch xuất phát. Đội nào hoàn thành trong thời gian ngắn nhất sẽ giành chiến thắng.
  • Ý nghĩa: Trò chơi thể hiện tinh thần trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên . Từ đó các thành viên sẽ cố gắng hết mình để mang lại chiến thắng cho cả đội.
Trò chơi tôi làm được!
Trò chơi tôi làm được!

Thử thách 03: Tam sao thất bản

  • Đạo cụ: Không có đạo cụ
  • Cách chơi: Mỗi đội sẽ cử ra khoảng 5 bạn tham gia trò chơi. Các bạn sẽ đứng thành một hàng dọc. Thành viên đầu tiên sẽ được xem từ khóa của chương trình. Sau đó diễn tả lại từ khóa bằng hành động cho người tiếp theo hiểu. Người thứ 2 tiếp tục diễn tả hành động cho đến người cuối cùng. Cứ như vậy nếu như bạn đứng cuối hàng có thể trả lời đúng được từ khóa của chương trình thì đội đó sẽ được cộng 100 điểm. Sau khoảng thời gian tham gia thử thách, đội nào cao điểm nhất sẽ giành được chiến thắng.
  • Ý nghĩa: trò chơi giúp các bạn trẻ trở nên ăn ý với nhau hơn. Phát triển tinh thần đoàn kết, tạo ra những khoảnh khắc vui vẻ đáng nhớ.

4. Tổng kết

Sau phần thử thách, chúng ta cùng đến với phần tổng kết. Tại phần này MC sẽ mời các bạn nhỏ cùng phát biểu sau khi tham gia thử thách. MC mời 1-2 phụ huynh hoặc thầy cô chia sẻ ý kiến. 

Tổng kết chương trình team building học sinh
Tổng kết chương trình team building học sinh

MC công bố kết quả chung cuộc của phần thi. Và mời lên sân khấu các đội trưởng để cùng trao giải. Kết thúc chương trình team building học sinh ý nghĩa.

Lưu ý khi tổ chức team building cho học sinh

Một số những lưu ý khi tổ chức team building cho học sinh mà bạn nên cân nhắc:

1. Lựa chọn trò chơi vừa sức

Điều đầu tiên bạn cần lưu ý khi tổ chức sự kiện team building cho học sinh đó là phải nắm được đối tượng học sinh nằm trong độ tuổi nào. Từ đó bạn sẽ ước chừng được khả năng của các bé và chọn các trò chơi cho phù hợp.

Lựa chọn những trò chơi vừa sức
Lựa chọn những trò chơi vừa sức

Đối với team building học sinh, bạn không nên chọn những trò chơi vận động quá mạnh. Nên ưu tiên những trò vừa sức với trẻ. Bên cạnh đó là đan xen những trò chơi trí tuệ để giúp trẻ phát khả năng tư duy.

2. Lồng ghép những bài học thú vị

Bên cạnh những trò chơi vận động và trí tuệ thì bạn cũng nên lồng những bài học thú vị và ý nghĩa thông qua chủ đề chương trình, những câu chuyện dẫn dắt của MC. Đó có thể là những bài học về cách ứng xử, văn hóa… Điều này giúp các trẻ được tiếp thu thêm những thông tin bổ ích và vẫn thấy vô cùng thoải mái.

Lồng ghép thêm những bài học thú vị!
Lồng ghép thêm những bài học thú vị!

3. Lựa chọn ngôn từ giao tiếp phù hợp

Với từng đối tượng hướng đến mà chúng ta nên chọn những ngôn từ giao tiếp riêng sao cho thật phù hợp. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh – lứa tuổi mà các bạn nhỏ thường hay học theo người lớn. Nên xưng hô một cách phù hợp và tránh nói những câu từ quá cao siêu hay quá khó hiểu. Từ đó cũng rèn cho các bé thói quen nói chuyện đúng chuẩn mực.

4. Địa điểm tổ chức

Tưởng như không liên quan nhưng việc lựa chọn địa điểm để tổ chức các chương trình team building học sinh cũng là một điều mà bạn cần lưu ý. Đặc biệt còn phải dựa vào tình hình thời tiết và nhiệt độ. Bạn nên ưu tiên những địa điểm tổ chức có mái che, trong nhà hoặc tại khuôn viên sân vườn mát mẻ. Như vậy sẽ giúp các bạn nhỏ tránh mất sức, mệt mỏi hơn trong quá trình vận động.

VietPower – Đơn vị tổ chức team building học sinh uy tín

Bên cạnh việc tổ chức các chương trình team building chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp và công ty thì VietPower còn được biết đến là một đơn vị tổ chức

team building học sinh uy tín. Chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục và kết nối các bạn nhỏ. Từ đó tạo ra một môi trường toàn diện để trẻ có thể phát triển, thể hiện bản thân cả về thể chất lẫn trí tuệ. 

Cho đến nay, chúng tôi đã tổ chức hàng trăm chương trình team building học sinh mỗi năm với nhiều quy mô và kịch bản đa dạng. Chúng tôi tự tin rằng mình có thể mang đến cho quý nhà trường và phụ huynh, đặc biệt là các bạn học sinh những trải nghiệm tuyệt vời chưa từng có.

Bài viết trên đã cung cấp tất tần tật thông tin về Team building học sinh: Ý nghĩa, mục đích và các hoạt động trí tuệ. Mong rằng những thông tin  trên của VietPower đã giúp ích được cho bạn về kiến thức team building học sinh. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị team building, đừng ngần ngại hãy liên hệ với VietPower để được chúng tôi tư vấn miễn phí 24/7 nhé!

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0243 9054 999 hoặc 0867 128 688

Website: https://viet-power.vn

Email: contact@viet-power.vn

Trụ sở chính: Tầng 4, Tòa nhà Hàn Việt – 203 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Chi nhánh Đà Nẵng: 87 Lê Thị Tính – An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng

Chi nhánh TP. HCM: tòa nhà Vincom Center – 72 Lê Thánh Tôn – P. Bến Nghé – Quận 1 – TP. HCM

Rate this page

Các hình thức Teambuilding

Tin nổi bật

Đăng ký tư vấn

""
1
Họ và tên*your full name
Số điện thoại*your full name
Nội dungmore details
0 /
Previous
Next
Tư vấn ngay 0867.12.8688